Thứ sáu, 29/03/2024
Translate
Tìm kiếm
Giới thiệu chung VEIA
English
Tin tức và sự kiện
Doanh nghiệp hội viên VEIA
Xúc tiến thương mại
Dịch vụ trực tuyến B2B
Thế giới công nghệ
Xã hội điện tử-thông tin
Văn bản pháp quy
Hội viên Hiệp hội điện tử
English News and Events
Đại hội VEIA IV
Tạp chí Điện tử Vietnet24h, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Thông tin thời tiết

  Cập nhật: 01/12/2017
Liên kết trong phát triển ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam là yếu tố thiết yếu

Nhằm tăng cường liên kết doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa trong ngành công nghiệp điện tử Việt Nam, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đã tổ chức hội thảo “Liên kết trong phát triển ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam” với sự tham gia của các Bộ ngành và doanh nghiệp.

Trong những năm gần đây, ngành điện tử Việt Nam đang có bước tăng trưởng ấn tượng, thể hiện ở cả tốc độ tăng chỉ số sản xuất, chỉ số tiêu thụ, thu hút FDI và phần trăm đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Để nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng tăng trưởng cho ngành điện tử, đòi hỏi cần thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và tăng cường liên kết chuỗi, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của công nghiệp điện tử trong nước.

null

TS Nguyễn Thị Tuệ Anh – Phó viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phát biểu khai mạc hội thảo.

TS Nguyễn Thị Tuệ Anh – Phó viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết: “Mục tiêu đến năm 2020 của ngành công nghiệp điện tử là phát triển công nghiệp phụ trợ, nguồn nhân lực, mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển sản phẩm trọng điểm của ngành điện tử, hình thành cụm ngành điện tử nhằm tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới. Đóng góp lớn cho nền kinh tế và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

 

Tại buổi hội thảo, ông Cao Bảo Anh – đại diện Cục Công nghiệp, Bộ Công thương cũng có bài tham luận về việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp điện tử trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Về mặt lượng, ngành công nghiệp điện tử đã có được sự tăng trưởng đáng kể khi số lượng các doanh nghiệp tăng nhanh từ 256 doanh nghiệp lên 1,021 doanh nghiệp (giai đoạn 2005-2014). Bên cạnh đó, số lượng việc làm trong ngành công nghiệp điện tử tăng 7 lần trong vòng 8 năm, từ 46.000 lao động năm 2005 lên 327.000 lao động và khoảng 500.000 lao động năm 2016.

 

null Ông Cao Bảo Anh đại diện cho Cục Công nghiệp, Bộ Công thương trình bày bài tham luận

Ông Cao Bảo Anh cho biết thêm: “Một vài năm trở lại đây, ngành công nghiệp điện tử có bước phát triển vượt bậc, trở thành điểm đến của nhiều doanh nghiệp FDI như Samsung, LG, Intel,…. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, có cơ hội học hỏi kinh nghiệp từ doanh nghiệp nước ngoài. Từ năm 2015, Việt Nam là nước xuất khẩu điện tử lớn thứ 12 trên thế giới và lớn thứ 3 trong khối ASEAN. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu điện tử của Việt Nam dự kiến vượt ngưỡng 70 tỷ USD.x

 

Tuy nhiên, đến thời điểm này, mức độ tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu đặc biệt là doanh nghiệp lớn như Samsung, LG chưa thực sự được như mong muốn do mức độ về trình độ quản lý, trình độ công nghệ nên mức độ hội nhập chưa cao. Bộ Công thương thời gian tới sẽ đưa ra thêm những giải pháp đẩy mạnh sự liên kết, xúc tiến thương mại, đầu tư giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI cũng như nâng cao trình độ về sản xuất, kỹ thuật của doanh nghiệp Việt.

 

null Buổi hội thảo thu hút sự tham gia của các Bộ ngành, đại diện Hiệp hội ngành cùng một số doanh nghiệp

Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trong ngành công nghiệp điện tử, song nước ta cũng đang vấp phải không ít thách thức như công nghiệp điện tử mới dừng ở mức độ gia công, doanh nghiệp điện tử trong nước chưa tham gia nhiều trong chuỗi cung ứng hàng điện tử.

 

“Trong quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, việc sản xuất ra sản phẩm điện tử "made in Vietnam" không quan trọng bằng việc xem xét tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp nội địa trong giá trị sản xuất công nghiệp của ngành điện tử Việt Nam cũng như của thế giới xem nó ở vị trí nào, tỷ trọng bao nhiêu mới là yếu tố quyết định. Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực của Bộ ngành trong việc đưa ra các chính sách mới, chính sách hỗ trợ cho phát triển công nghiệp điện tử, nhưng cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc đưa những chính sách đó thực sự đi vào đời sống” – Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam chia sẻ những nhận định, đánh giá của các doanh nghiệp Việt Nam về thị trường, quy mô và năng lực cạnh tranh của ngành điện tử Việt Nam.

 

Liên kết trong phát triển ngành công nghiệp điện tử là bước đi cần thiết của DN Việt trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. doanh nghiệp FDI phát triển mạnh mẽ, mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác tại Việt Nam có thể kể đến tập đoàn Samsung Electronics cùng các công ty thành viên. Tính đến cuối năm 2016, tỉ lệ nội địa hóa của Samsung là 57%.

 

Về tình hình các doanh nghiệp nhà cung ứng cấp 1 (nhà cung ứng trực tiếp) của Samsung đến cuối năm 2017 ước tính là 29 doanh nghiệp. Ban đầu, khi các doanh nghiệp Việt Nam là nhà cung ứng cho Samsung chỉ dừng ở mức độ có thể cung cấp được sản phẩm đơn giản như đóng gói bao bì, pallette nhưng đến nay số lượng các sản phẩm mà doanh nghiệp Việt có thể cung ứng đã được mở rộng sang các lĩnh vực chuyên sâu hơn như ép nhựa hoặc linh phụ kiện tinh xảo hơn.

 

null Ông Nguyễn Minh Tuấn - Giám đốc quan hệ đối ngoại Samsung Vietnam phát biểu tại hội thảo

Đại diện phía Samsung cho biết để có thể tìm kiếm thêm các nhà cung ứng Việt Nam, Samsung đều tổ chức một năm 2 lần triển lãm, hội thảo. Thông qua những sự kiện này, Samsung sẽ tìm ra các doanh nghiệp Việt Nam có tiềm năng trở thành nhà cung ứng của Samsung và tiến hành hỗ trợ giúp nâng cao năng lực của DN. Đã có 138 DN thông qua triển lãm tìm kiếm doanh nghiệp này được đưa vào danh sách DN có tiềm năng để hợp tác. Muốn nâng cao năng lực, các DN Việt Nam có thể mời các chuyên gia từ Hàn Quốc, Nhật Bản làm cố vấn, từ đó các DN Việt có thể học hỏi về công nghệ, kỹ năng quản lý cũng như trình độ kỹ thuật.

 

Với việc hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng, thuế quan giảm xuống 0% do đó, thời gian tới đòi hỏi Nhà nước cần sớm triển khai những nội dung trên một cách mạnh mẽ và kịp thời. Các DN Việt Nam cũng cần có sự chuẩn bị về năng lực cạnh tranh và công nghệ để có thể tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu và góp phần thực chất đưa Việt Nam thành một nước sản xuất lớn về thiết bị điện tử vào năm 2030. 

  Trang trước    | Về đầu trang
Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Hội Tin học Việt Nam
VAA
Hội tin học Thành Phố Hồ Chí Minh
Công ty TNHH MTV Hanel
Công ty CP Minh Việt
Trung tam TKNL Hanoi (ECC Hanoi)
Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát



www.veia.org.vn

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà MIPEC TOWER 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
Tel: (84-4) 39332845 Fax: (84-4) 39332846
Email: hiephoidientu@veia.org.vn, Website: www.veia.org.vn

.Designed by Intecom ( Minh Việt JSC and HanelCom )