Thứ năm, 28/03/2024
Translate
Tìm kiếm
Giới thiệu chung VEIA
English
Tin tức và sự kiện
Doanh nghiệp hội viên VEIA
Xúc tiến thương mại
Dịch vụ trực tuyến B2B
Thế giới công nghệ
Xã hội điện tử-thông tin
Văn bản pháp quy
Hội viên Hiệp hội điện tử
English News and Events
Đại hội VEIA IV
Tạp chí Điện tử Vietnet24h, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Thông tin thời tiết

  Cập nhật: 24/05/2018
Tìm giải pháp ứng dụng hiệu quả dịch vụ viễn thông phát triển thương mại điện tử Việt

Theo đại diện Cục Thương mại điện tử (TMĐT) và Kinh tế số, bên cạnh tiềm năng của thị trường, dịch vụ chăm sóc khách hàng bằng tin nhắn SMS hiển thị thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng niềm tin của người tiêu dùng với hoạt động TMĐT.

Viettel, VinaPhone, MobiFone, VMG tham gia phát triển hạ tầng SMS và dịch vụ viễn thông cho TMĐT

 Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số phát biểu khai mạc hội thảo “Phát triển hạ tầng SMS và dịch vụ viễn thông dành cho thương mại điện tử & Giới thiệu giải pháp SMS Order”  diễn ra ngày 23/5/2018.

Tại Hội thảo “Phát triển hạ tầng SMS và dịch vụ viễn thông dành cho thương mại điện tử & Giới thiệu giải pháp SMS Order” vừa diễn ra ngày 23/5, ông Đăng Hoàng Hải - Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) còn đánh giá, với các ưu điểm về độ phủ, không hạn chế thiết bị, khả năng đảm bảo liên lạc, tính chính thống, hiện nay giải pháp thông báo, xác nhận thông tin bằng SMS vẫn đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt với các thị trường thương mại điện tử đang phát triển như tại Việt Nam.

Theo Cục TMĐT và Kinh tế số, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, với ước tính trung bình trên 500.000 đơn hàng được giao dịch trong một ngày. Nếu một đơn hàng phát sinh trung bình 3 tin nhắn (ví dụ: tin nhắn xác nhận đơn hàng, thông báo chuyển hàng và giao hàng thành công) thì nhu cầu ước tính 450 triệu tin nhắn/năm tính riêng với dịch vụ chăm sóc khách hàng, chưa tính các nhu cầu về quảng cáo, tương tác, xác nhận mua đơn hàng bằng tin nhắn OTP. Với tốc độ phát triển trung bình của thị trường TMĐT từ 20 - 30%/năm, nhu cầu sử dụng tin nhắn để tương tác với khách hàng của doanh nghiệp TMĐT sẽ ngày càng lớn.

Bên cạnh dịch vụ SMS cho thương mại điện tử, nhóm dịch vụ SMS phục vụ người dân, doanh nghiệp khi tham gia các dịch vụ hành chính công trực tuyến cũng cho thấy tiềm năng lớn về dịch vụ khi xu hướng điện tử hóa các dịch vụ hành chính công đang diễn ra sôi nổi trên toàn quốc theo chủ trương phát triển Chính phủ Điện tử. Ước tính trung bình một ngày có trên 60.000 hồ sơ thủ tục được thực hiện trên toàn quốc, thì nhu cầu một năm của nhóm dịch vụ hành chính công đối với tin nhắn SMS cũng ước tính trên 200 triệu tin nhắn/năm với tốc độ tăng trưởng trung bình 15-20%/năm.

Việc ứng dụng rộng rãi giải pháp tin nhắn SMS hiển thị thương hiệu (còn gọi là SMS Brandname) giúp người dân, doanh nghiệp, khách hàng được hưởng các dịch vụ chăm sóc tốt hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, kiểm tra thông tin; góp phần tạo hình ảnh chuyên nghiệp cho các dịch vụ hành chính công, cũng như xây dựng uy tín cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ.

Tuy nhiên, thực tế dịch vụ SMS hiện nay tại Việt Nam còn lạc hậu với rất nhiều yếu điểm vẫn tồn tại nhiều năm nay chưa được khắc phục. Sản lượng SMS chung ngày càng giảm hoặc tăng trưởng chậm do xu hướng người tiêu dùng chuyển sang các dịch vụ tin nhắn OTT (Viber, Zalo…), Instant Message (FB Messenger).

Thống kê thị trường tin nhắn SMS hiển thị thương hiệu cho thương mại điện tử hiện nay chỉ đạt trên dưới 8 triệu tin nhắn một tháng bao gồm cả dịch vụ quảng cáo và chăm sóc khách hàng. Tính riêng nhóm các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ thương mại điện tử, con số còn thấp hơn với chỉ trên dưới 1,8 triệu tin nhắn một tháng, dịch vụ quảng cáo bằng SMS hoàn toàn không cạnh tranh được với các giải pháp quảng cáo trực tuyến do các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp.

Đối với hoạt động quản lý nhà nước, hiện nay chưa có một công cụ hiệu quả nào giúp Bộ Công Thương quản lý, thống kê được giao dịch trên thị trường một cách hiệu quả. Dịch vụ tin nhắn SMS hiển thị thương hiệu nếu được sử dụng phổ biến, có thể trở thành một giải pháp thống kê hiệu quả giúp cơ quan chủ quản nắm bắt được tình hình phát triển của thị trường thương mại điện tử.

Viettel, VinaPhone, MobiFone, VMG tham gia phát triển hạ tầng SMS và dịch vụ viễn thông cho TMĐT

Ông Lê Đức Anh - Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số thuộc Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương tham luận về vấn đề phát triển hạ tầng SMS và dịch vụ chăm sóc khách hàng cho thương mại điện tử.

Ông Lê Đức Anh - Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số thuộc Cục TMĐT và Kinh tế số - Bộ Công Thương cho biết, hướng tới việc hoàn thiện các giải pháp hạ tầng cho thương mại điện tử, Cục đã hợp tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông triển khai chương trình phát triển hạ tầng SMS & dịch vụ viễn thông dành cho thương mại điện tử (EcomSMS).

Cũng tại hội thảo, giải pháp SMS Order đã được giới thiệu, bao gồm 3 gói tin tương ứng với nhu cầu của từng đơn vị TMĐT trải dài trong toàn bộ quá trình xử lý đơn hàng đảm bảo việc xác thực, tăng uy tín và tỷ lệ thành công cho các đơn hàng TMĐT. Về chi phí, doanh nghiệp sẽ có thể tiết kiệm đến 60% giá thành so với việc gửi tin nhắn SMS truyền thống với các gói tin được nhà mạng đưa ra lần lượt là: gói 3 tin nhắn 800 đồng, gói 5 tin nhắn 1.150 đồng, gói 7 tin nhắn 1.600 đồng (Theo mức công bố của Viettel, 2 nhà mạng VinaPhone và MobiFone sẽ phối hợp với Bộ Công Thương để đưa ra chính sách trong quý II/2018).

Được thiết kế dưới dạng các mẫu tin nhắn, giải pháp này giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình chăm sóc khách hàng trong quá trình mua, nhận hàng cũng như phản hồi các ý kiến trong quá trình mua hàng trực tuyến. Giải pháp SMS Order cũng cho phép các doanh nghiệp TMĐT xây dựng kịch bản để gửi tin tới khách hàng mua hàng với rất nhiều lựa chọn nhằm cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm tốt hơn khi mua sắm trực tuyến, cụ thể: gửi xác nhận đặt hàng thành công và thanh toán thành công; gửi thông tin về tình trạng đơn hàng khi khách hàng đặt hàng thành công; thông báo tình trạng giao hàng; gửi thông tin xác nhận giao hàng thành công; gửi thông tin về điểm thưởng và tích luỹ trong quá trình mua hàng; gửi tin nhắn mời tham gia đánh giá chất lượng mua hàng và chăm sóc khách hàng của trang thương mại điện tử.

Dịch vụ SMS Order cũng sẽ giúp đơn vị quản lý nhà nước có căn cứ hỗ trợ người mua hàng và doanh nghiệp TMĐT tốt hơn. Thống kê trong năm 2017 cho thấy, Bộ Công Thương đã tiếp nhận và xử lý gần 9.670 hồ sơ thông báo website TMĐT và 625 hồ sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ TMĐT. Thông qua Cổng thông tin Quản lý hoạt động TMĐT, năm ngoái Bộ Công Thương tiếp nhận và xử lý 1.800 lượt phản ánh của người dân đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động TMĐT.

Đại diện Trung tâm Tin học và Công nghệ số thuộc Cục TMĐT và Kinh tế số - Bộ Công Thương cũng cho biết thêm, các nhà mạng và doanh nghiệp viễn thông bao gồm Viettel, VinaPhone, MobiFone, Công ty cổ phần Truyền thông VMG là các đối tác triển khai chương trình EcomSMS đã đặt mục tiêu triển khai ngay trong năm 2018 đến tất cả các tỉnh thành và doanh nghiệp có nhu cầu trên toàn quốc với cam kết đảm bảo về chất lượng hạ tầng và dịch vụ thông suốt.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Hội Tin học Việt Nam
VAA
Hội tin học Thành Phố Hồ Chí Minh
Công ty TNHH MTV Hanel
Công ty CP Minh Việt
Trung tam TKNL Hanoi (ECC Hanoi)
Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát



www.veia.org.vn

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà MIPEC TOWER 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
Tel: (84-4) 39332845 Fax: (84-4) 39332846
Email: hiephoidientu@veia.org.vn, Website: www.veia.org.vn

.Designed by Intecom ( Minh Việt JSC and HanelCom )