5/7/2002, tại Hà Nội Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường kết hợp với Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia đã tổ chức hội thảo: "Tính toán hiệu năng cao, các bài toán và giải pháp". Thoạt nghe tên hội thảo khó mà hình dung ra đây là một hội thảo liên quan đến công nghệ, nhưng thực chất, đây là một hội thảo nhằm đưa ra một giải pháp công nghệ cho máy tính có năng lực tính toán mạnh ở nước ta
|
|
Trong cuộc sống có nhiều bài toán cần phải giải quyết bằng các máy tính có năng lực mạnh: tốc độ tính toán nhanh và khối lượng tính toán lớn, nếu tính toán không đủ nhanh sẽ không đáp ứng được dữ liệu đưa ra theo thời gian thực, mất hết ý nghĩa của việc giải bài toán. Ví dụ như xử lí các dữ liệu dự báo thời tiết thu thập được từ các trạm quan sát của cả nước, các trạm khu vực và quốc tế, nếu tính toán quá chậm thì việc dự báo thời tiết không còn ý nghĩa nữa. Một ví dụ khác, như việc dự báo lụt lội, thiên tai cũng có tình trạng tương tự. Có thể kể ra rất nhiều bài toán cần đến các loại máy tính năng lực mạnh, như xây dựng các bản đồ về dầu khí trong lòng đất căn cứ vào các kết quả khảo sát đo đạc của hàng trăm nghìn dữ liệu; máy chủ của các trung tâm cung cấp, lưu trữ dữ liệu và dịch vụ, hệ thống mô phỏng trong điều khiển và giáo dục...Trên thế giới có nhiều giải pháp. Các nước giầu, có thể trang bị các siêu máy tính (Metacomputer hoặc Supercomputer), thực hiện hàng chục tỷ phép tính/giây. Tuy nhiên các loại máy tính này rất đắt tiền, không khai thác kịp thời, hiệu qủa sẽ lỗi thời (vì theo định luật Moore, cứ sau 18 tháng năng lực của máy tính xuất xưởng sẽ tăng lên gấp đôi) vả lại nếu có trục trặc kỹ thuật, phải lệ thuộc rất nhiều vào nhà cung cấp. Hơn nữa, mỗi đơn vị cần giải quyết các bài toán theo yêu cầu riêng đáp ứng theo nhiệm vụ của từng đơnvà năng lực tính toán có những đòi hỏi khác nhau Tại hội thảo này các nhà khoa học Việt Nam kiến nghị một giải pháp: bó máy tính - kết nối mạng các máy tính nhỏ thành một "siêu" máy tính có khả năng thực hiện công việc của một máy tính hiệu năng cao. Để cũng là xu thế chung của thế giới và phù hợp với năng lực và nguồn tài chính của nước ta hiện nay. Cứ 6 tháng một lần trên trang Wesite: www.top500.org công bố 500 máy tính mạnh nhất thế giới phần lớn là máy tính bó song song, ngày nay các máy tính mạnh không còn là độc quyền của một số cơ quan có tiềm năng mạnh như NASA hoặc các máy tính quân sự nữa. Tuy nhiên để các máy tính này hoạt động được cần phải tạo ra các phần mềm để điều khiển các bộ CPU và vi xử lý hoạt động đồng bộ, chia sẻ bộ nhớ và truyền thông điệp qua các bộ nhớ phân tán...Các nhà khoa học đã phân tích các phương án xây dựng máy tính xử lí song song theo các công nghệ khác nhau, so sánh ưu nhược điểm của từng công nghệ đã được thử nghiệm tại nước ta. Hiện nay, tại Viện toán thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, các nhà khoa học Việt Nam đã bó 8 bộ xử lí Pentium III dual 800 MHz với khả năng thực hiện 4,6 tỷ phép tính /s, nhanh hơn 4 lần so với Sun UltraSpack và hơn 10 lần tốc độ của IBM RS6000, trong khi giá thành lại nhỏ hơn nhiều lần so với các "siêu" máy tính. Máy tính này đã được sử dụng để xây dựng bản tin dự báo khí tượng trong 72 giờ tới. Theo hướng này thời gian tới Hà Nội cũng sẽ xây dụng bó máy tính song song để xây dựng trung tâm dữ liệu hạ tầng của thành phố và còn nhiều bài toán khác cần đến máy tính hiệu năng cao. Với phương pháp xây dựng máy tính hiệu năng cao là một phương pháp tiếp cận nhanh nhất kể cả phần cứng, phần mềm và xây dựng đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực CNTT. |