Cập nhật: 15/04/2010 |
Gặp gỡ VEIA-JICA với Công ty CANON Việt Nam tìm kiếm cơ hội sản xuất sản phẩm phụ trợ |
|
Ngày 13/4/2010, nhận lời mời của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Công ty Canon Việt Nam, Hiệp Hội DNĐT Việt Nam đã có buổi làm việc tại Văn phòng JICA (Daeha Business Center) tại Khách sạn Daewoo. Tham gia bên JICA có Ông Hayashida TAKAYUKI, cố vấn cao cấp Hình thành Dự án (Senior Project Formulation Advisor), cùng các tình nguyên viên JICA. Tham dự bên CANON có Ông Nobori YUTAKA Phó TGĐ bộ phận Điều phối và kỹ sư của Canon Việt Nam.
|
|
Hiệp hội Doanh Nghiệp Điện tử Việt Nam do Ông Trần Quang Hùng, phó TTK và Ông Nguyễn Như Thắng, PTTK tham gia trao đổi trực tiếp. Mục đích của cuộc gặp gỡ là tìm kiếm cơ hội hợp tác của Canon với doanh nghiệp điện tử Việt Nam trong việc cung ứng sản phẩm phụ trợ cho sản xuất máy in phun (inkjet) của Canon tại khu Công nghiệp Thăng Long, Khu CN Quế Võ và Khu CN Tiên Sơn của Canon tại Việt Nam. Canon Vietnam Co. Ltd thành lập năm 2001, là doanh nghiệp chế xuất 100% VDTNN với vốn đầu tư 306.7 triệu USD có trụ sở tại Nhà máy Thăng Long với diện tích mặt bằng 300.000m2, diện tích nhà xưởng 87.000m2. Ông Noburi trình bày ý định của Công ty Canon đang tìm kiếm đối tác là các doanh nghiệp điện tử Việt Nam có khả năng tham gia sản xuất các sản phẩm phụ trợ nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa linh kiện cho sản phẩm bằng việc tích cực thử sức với công nghệ sản xuất nội chế mới và mở rộng cơ hội hợp tác với các nhà cung cấp linh kiện trong nước nhằm củng cố thêm mục tiêu đưa sản phẩm với thương hiệu “Made in Vietnam” ra thị trường thế giới. Bằng cách tiếp cận trực tiếp các sản phẩm linh kiện mà Canon cần, Ông Noburi đưa ra các danh mục sản phẩm cụ thể (có hình ảnh kèm theo minh họa) và mong muốn Hiệp Hội hỗ trợ, tìm kiếm đối tác Việt Nam có khả năng sản xuất hoặc đầu tư nâng cấp để sản xuất. Ông Hùng thay mặt Hiệp hội sẵn sàng làm cầu nối (bridging) để tìm các doanh nghiệp đáp ứng sản xuất các sản phẩm mà Canon yêu cầu với các đặc tả kỹ thuật đầy đủ hơn, cũng như liệt kê một số các doanh nghiệp điện tử Việt Nam hiện nay có “khả năng” thực hiện các đơn hàng ngay với trình độ sản xuất hiện tại, cũng như phải nâng cấp hoặc có sự hỗ trợ của Canon và JICA về quy trình, công nghệ và có thể cả chính sách. Ông Hayashida cũng khẳng định vai trò của JICA trong quá trình hỗ trợ trực tiếp các doanh nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình liên kết các doanh nghiệp 2 nước. Hiệp hội VEIA cũng mong muốn thực hiện phương pháp “3 bước” để khẳng định vai trò của Hiệp Hội, cùng với JICA trong việc khả thi hóa quá trình hợp tác sản xuất này, và hy vọng đây là cách tiếp cận mới, thực tế và trực tiếp nhất nhằm giúp đỡ tốt nhất đúng vai trò của Hiệp hội điện tử ngành hàng trong quá trình hội nhập và phát triển. Công nghiệp phụ trợ chỉ được hình thành và phát triển phải trực tiếp từ các liên kết với các nhà sản xuất lớn có thị trường và năng lực để hỗ trợ các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư và sản xuất trực tiếp sản phẩm theo yêu cầu. Hai bên nhất trí sẽ tiến hành các bước tiếp theo (business matching) trong thời gian sớm nhất. Tin Hiệp Hội |