Thứ hai, 13/01/2025
Translate
Tìm kiếm
Giới thiệu chung VEIA
English
Tin tức và sự kiện
Doanh nghiệp hội viên VEIA
Xúc tiến thương mại
Dịch vụ trực tuyến B2B
Thế giới công nghệ
Xã hội điện tử-thông tin
Văn bản pháp quy
Hội viên Hiệp hội điện tử
English News and Events
Đại hội VEIA IV
Tạp chí Điện tử Vietnet24h, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Thông tin thời tiết

  Cập nhật: 14/09/2010
Sự thật về nguy cơ nhiễm độc trong đồ điện máy

Độc tố trong đồ điện, điện tử chỉ phát thải trong quá trình tiêu hủy, còn khi sử dụng bình thường sẽ không có vấn đề gì cả. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người dân có thể chủ quan trước nguy cơ ngộ độc bởi các thiết bị điện, điện tử.

Chủ yếu là tai nạn liên quan đến điện

Theo cảnh báo của các chuyên gia về hóa chất, trong các thiết bị điện và điện tử mà con người sử dụng hàng ngày có chứa nhiều hóa chất rất độc hại.  Ví dụ, chì có trong các mối hàn của đồ điện tử, cực ca-tốt của các màn hình đời cũ; thủy ngân có trong pin, bóng điện hay màn hình ti vi. Cadmi có trong đèn led, pin sạc của điện thoại di động, máy tính xách tay, một số chất chống cháy có gốc brôm được dùng trong bảng mạch và vỏ nhựa của đồ điện - điện tử... Khi tiếp xúc với cơ thể con người hoặc tích tụ ngoài môi trường, các hóa chất này có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Tuy nhiên, trao đổi với Đất Việt, tiến sĩ Lê Văn Doanh, giảng viên bộ môn Thiết bị điện – điện tử, khoa Điện, ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết: trên thực tế, các trường hợp ngộ độc rất ít được ghi nhận, chủ yếu rơi vào các đối tượng trẻ em do phá đồ ra nghịch hoặc nuốt phải. Hầu hết các trường hợp tai nạn khi sử dụng đồ điện, điện tử là do nguồn điện. 

Bảng mạch và vỏ nhựa của đồ điện - điện tử cũng chứa độc tố.


“Các độc tố trong đồ điện, điện tử chỉ phát thải trong quá trình tiêu hủy. Đặc biệt là đối với những thiết bị có chứa cadmi, phải có quy trình xử lý riêng. Còn khi sử dụng bình thường sẽ không có vấn đề gì cả”, tiến sĩ Doanh cho biết.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người dân có thể chủ quan trước nguy cơ ngộ độc bởi các thiết bị điện, điện tử, nhất là trong tình hình an toàn về cháy nổ còn nhiều bất cập như hiện nay.

Độc tố chưa được nhắc đến trong Quy chuẩn

Trả lời Đất Việt, ông Nguyễn Xuân Hùng, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho biết: hiện tại trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử (QCVN 4 : 2009/BKHCN) vẫn chưa có quy định nào về an toàn hóa chất đối với thiết bị điện, điện tử.

Quy chuẩn hiện tại chỉ đề cập đến an toàn về nguồn điện  trong quá trình sử dụng, tập trung vào các thiết bị như dụng cụ điện đun nước nóng tức thời, dụng cụ điện đun nước và chứa nước nóng, máy sấy tóc và các dụng cụ làm đầu, ấm đun nước, nồi cơm điện, quạt điện, bàn là điện,  lò vi sóng v..v (theo Danh mục các thiết bị điện và điện tử phải bảo đảm yêu cầu về an toàn theo QCVN 4:2009/BKHCN). Nhiều thiết bị điện tử cá nhân phổ biến như máy tính xách tay, điện thoại di động chưa được đề cập đến trong Quy chuẩn. 

“Trong tương lai, việc đưa quy định an toàn về hoá chất vào quy chuẩn an toàn đối với thiết bị điện và điện tử là điều cần thiết, ông Nguyễn Xuân Hùng” chia sẻ.

Theo www.baodatviet.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Hội Tin học Việt Nam
VAA
Hội tin học Thành Phố Hồ Chí Minh
Công ty TNHH MTV Hanel
Công ty CP Minh Việt
Trung tam TKNL Hanoi (ECC Hanoi)
Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát



www.veia.org.vn

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà MIPEC TOWER 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
Tel: (84-4) 39332845 Fax: (84-4) 39332846
Email: hiephoidientu@veia.org.vn, Website: www.veia.org.vn

.Designed by Intecom ( Minh Việt JSC and HanelCom )