Thứ hai, 23/12/2024
Translate
Tìm kiếm
Giới thiệu chung VEIA
English
Tin tức và sự kiện
Doanh nghiệp hội viên VEIA
Xúc tiến thương mại
Dịch vụ trực tuyến B2B
Thế giới công nghệ
Xã hội điện tử-thông tin
Văn bản pháp quy
Hội viên Hiệp hội điện tử
English News and Events
Đại hội VEIA IV
Tạp chí Điện tử Vietnet24h, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Thông tin thời tiết

  Cập nhật: 14/10/2010
Tìm hiểu 'phép màu' cứu thoát 33 thợ mỏ Chi Lê

Kỳ tích cứu thoát 33 thợ mỏ Chi Lê là thành quả từ nỗ lực không ngừng nghỉ suốt 60 ngày của biết bao nhiêu con người trong hành trình dành lại sự sống.

Đã hơn hai tháng trôi qua kể từ vụ sập hầm ở khu mỏ San Jose vào ngày 508 khiến 33 thợ mỏ bị kẹt sâu lòng đất. Có những lúc tưởng chừng những người thợ này sẽ mãi không còn được thấy ánh mặt trời. Nhưng rồi với những nỗ lực không ngừng nghỉ của chính phủ Chile cùng với sự giúp đỡ của bạn bè thế giới, ngày 13/10 (theo giờ Việt Nam), đội cứu hộ đã đưa được những người thợ mỏ đầu tiên lên mặt đất an toàn. 

Khu mỏ San Jose, đêm trước ngày giải cứu các thợ mỏ (12/10/2010).

Vụ sập hầm ngày 5/8 khiến 33 người thợ mỏ bị mắc kẹt ở độ sâu 700 m và phải tới 17 ngày sau, các cơ quan chức năng mới xác định được vị trí của họ.

Ngày 31/08, đội cứu hộ đã bắt đầu thực hiện các mũi khoan để tiếp cận hầm trú ẩn. Để đưa những người bị nạn lên mặt đất, đội cứu hộ quyết định thực hiện mũi khoan từ mặt đất, xuyên qua độ sâu 700 m tới hầm trú ẩn.

Sau đó, đơn vị cứu hộ đưa tiếp một mũi khoan mới để mở rộng kích thước của lỗ khoan từ 33 cm lên đến khoảng 60 – 70 cm. Cuối cùng, các khoang cứu trợ sẽ được thả xuống hầm trú ẩn để chuyển những người thợ mỏ ra ngoài.

Trong những giai đoạn này, việc thực hiện thành công mũi khoan đến đúng vị trí hầm trú ẩn là rất khó khăn bởi đội cứu hộ không có bản đồ chi tiết của khu vực hầm mỏ và trong quá trình khoan sẽ gặp nhiều khó khăn bởi các vật cản như đá thạch anh hoặc vướng vào vách hầm cứng. 

Ba giai đoạn chính trong quá trình cứu thoát các thợ mỏ: khoan “mũi khoan hi vọng”, mở rộng lỗ khoan và đưa khoang cứu hộ xuống hầm trú ẩn. 

Ngày 10/10, kĩ sư người Mỹ Jeff Hart đã thực hiện thành công “mũi khoan hy vọng” Schramm T-130 chạm đúng nóc hầm lánh nạn của 33 người thợ mỏ. Trước đó một ngày, khoang cứu hộ đầu tiên đã được chuyển tới mỏ San Jose.

Theo Bộ trưởng Laurence Golborne, khoang cứu hộ này có tên là Phượng Hoàng (Phoenix), loài chim bất tử trong truyền thuyết, bởi ông cũng như những người tham gia cứu hộ tin tưởng rằng thiết bị này sẽ mang những người thợ mỏ sớm trở về với người thân của họ.
 
Phượng Hoàng và hai khoang cứu hộ khác có khối lượng 420 kg, đường kính 55 cm, có chứa bình dưỡng khí, micro liên lạc, thiết bị theo dõi nhịp tim và hơi thở của các thợ mỏ khi họ được đưa lên mặt đất.

Các khoang cứu hộ này được bọc bằng thép và có mái vòm gia cố để bảo vệ khỏi đất đá hoặc những vật cứng. Do đường kính của khoang cứu hộ khá hẹp nên những người thợ mỏ được khuyến cáo phải thường xuyên tập thể dục dưới hầm trú ẩn để tránh tăng cân nhanh.  

Vị trí những người thợ mỏ gặp nạn và các mũi khoan đã được thực hiện. Do gặp nhiều khó khăn khi phải thực hiện các mũi khoan chạy qua mỏ đá thạch anh nên phải đến lần thứ ba, đội cứu hộ mới thành công với mũi khoan Schramm T-130.

Trước khi thực hiện kế hoạch đưa những người gặp nạn lên mặt đất, đội cứu hộ sẽ thả khoang Phoenix xuống nhiều lần để thăm dò. Trong lần thăm dò cuối cùng sẽ có một chuyên gia y tế xuống dưới kiểm tra sức khỏe các thợ mỏ và chia họ thành ba nhóm: nhóm một là những người khỏe mạnh và rành kĩ thuật; nhóm hai là những người đang yếu sức và nhóm cuối cùng là những người khỏe mạnh nhất. Đó cũng là thứ tự các nhóm thợ được đưa lên mặt đất.

Trong quá trình cứu hộ, các thợ mỏ phải mang những bộ đồ bảo hộ được thiết kế riêng cho từng người và đeo kính râm để không bị chói mắt do đã lâu chưa tiếp xúc ánh sáng mặt trời. 

Cấu trúc khoang cứu hộ Phượng Hoàng với 4 bộ phận chính.

Khi lên tới mặt đất, các bác sĩ sẽ kiểm tra sơ bộ sức khỏe của mỗi người thợ trong 10 phút. Sau đó họ được đưa vào bệnh viện dã chiến và ở lại đây trong 4 giờ để quan sát. Tiếp theo họ được đưa qua phòng ổn định tâm lí, tại đây họ được gặp người thân trong vài phút rồi sau đó sẽ lên trực thăng để đến bệnh viện Quân đội tại Copiapo cách đó 17 dặm.

Dưới đây là một vài hình ảnh mới nhất về cuộc cứu hộ:

Người thân của thợ mỏ Dario Segovia ngủ trong lều dành cho thân nhân.
 

 KIểm tra khoang cứu hộ Phượng Hoàng lần cuối.

 

 Bắt đầu kế hoạch cứu thoát các thợ mỏ.

 Hình ảnh khoang cứu hộ xuống tới hầm trú ẩn chụp từ camera liên lạc.

 Thân nhân của những người thợ mỏ chỉ biết chờ đợi phép màu xuất hiện.

 Niềm vui khi lại được thấy ánh sáng mặt trời.

 Cả nước Chi Lê vỡ òa trong hạnh phúc.

 

Theo www.baodatviet.vn 
  Trang trước    | Về đầu trang
Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Hội Tin học Việt Nam
VAA
Hội tin học Thành Phố Hồ Chí Minh
Công ty TNHH MTV Hanel
Công ty CP Minh Việt
Trung tam TKNL Hanoi (ECC Hanoi)
Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát



www.veia.org.vn

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà MIPEC TOWER 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
Tel: (84-4) 39332845 Fax: (84-4) 39332846
Email: hiephoidientu@veia.org.vn, Website: www.veia.org.vn

.Designed by Intecom ( Minh Việt JSC and HanelCom )