Khách mời tham quan các mô hình của điện toán đám mây.
Điện toán đám mây là một mô hình điện toán mới mở ra cánh cửa đến với những cơ hội lớn. Trong đám mây điện toán, các tài nguyên và dịch vụ công nghệ thông tin được tách khỏi cơ sở hạ tầng và được cung cấp theo nhu cầu, phù hợp với quy mô trong một môi trường đa người dùng. Điện toán đám mây đã có những ảnh hưởng rất sâu rộng, có ý nghĩa ngay cả đối với những người không làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật. Trước đây, thông tin thường phát sinh từ một nguồn, từ email hoặc thư thoại và phần lớn là không đồng bộ. Hiện nay, thông tin xuất phát từ nhiều ứng dụng và thông qua nhiều công cụ. Các dịch vụ được chia sẻ giữa nhiều tổ chức, cho phép cùng một tập hợp hệ thống và ứng dụng nền tảng đáp ứng nhiều nhu cầu một cách đồng thời và an toàn. Các ứng dụng, dịch vụ và dữ liệu có thể được truy cập thông qua đa dạng các thiết bị được kết nối như là điện thoại thông minh, máy laptop và các thiết bị Internet di động khác.
Trình bày tại hội nghị lần này, các chuyên gia của Cisco đề cập đến các giải pháp tạo chuyển đổi quy mô quốc gia từ trung tâm dữ liệu dùng chung đến điện toán đám mây cùng các giải pháp giúp đẩy nhanh tốc độ ảo hóa máy tính đề bàn thông qua mô hình này.
Tuy nhiên, bên lề Hội nghị, ông Phan Thanh Sơn, Giám đốc công nghệ của công ty Cisco, chia sẻ còn nhiều khó khăn trong việc triển khai điện toán đám mây tại Việt Nam. Theo ông, vấn đề chính sách, đường truyền băng thông và nhận thức của doanh nghiệp là những thách thức lớn nhất với công nghệ mới này. “Chúng tôi rất mong chờ những cơ quan chủ quản, như bộ TT-TT tạo cơ sở để phát triển điện toán đám mây mang lại lợi ích cho quốc gia”.
Cùng với các đối tác, như EMC, VMWare, ADC Krone, Panduit, NetApp và Hitachi Data System, Cisco dự kiến sẽ duy trì tổ chức sự kiện này thường niên để các doanh nghiệp công nghệ thông tin có cơ hội trao đổi nhiều hơn nữa nhằm triển khai và ứng dụng điện toán đám mây ngày càng hiệu quả trong thực tế.
Theo www.dantri.com.vn