Chủ nhật, 22/12/2024
Translate
Tìm kiếm
Giới thiệu chung VEIA
English
Tin tức và sự kiện
Doanh nghiệp hội viên VEIA
Xúc tiến thương mại
Dịch vụ trực tuyến B2B
Thế giới công nghệ
Xã hội điện tử-thông tin
Văn bản pháp quy
Hội viên Hiệp hội điện tử
English News and Events
Đại hội VEIA IV
Tạp chí Điện tử Vietnet24h, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Thông tin thời tiết

  Cập nhật: 17/03/2011
Các hãng công nghệ Nhật thiệt hại, ai bị “vạ lây”?

japanquake.jpg

ICTnews - Hãy chuẩn bị tinh thần đón tin tăng giá, khan hàng của một loạt sản phẩm công nghệ như iPad 2, TV, máy ảnh, laptop… bởi các hãng công nghệ Nhật đã phải đóng cửa nhiều nhà máy.

Ai cũng biết, các đại gia công nghệ Nhật Bản như Sony, Toshiba, Hitachi… là những nguồn cung rất lớn sản phẩm công nghệ cũng như là nhà cung cấp phần lớn linh kiện điện tử cho các hãng công nghệ khác trên thế giới. Theo thống kê của các hãng nghiên cứu thị trường, Nhật Bản hiện đang là nơi cung cấp khoảng 20% tổng lượng linh kiện bán dẫn và khoảng 40% lượng chip nhớ flash sử dụng trên các sản phẩm như smartphone, máy tính bảng, camera, máy tính… cho thế giới Việc họ bị ảnh hưởng từ trận động đất và sóng thần vừa qua sẽ khiến cho thị trường sản phẩm điện tử, công nghệ thế giới bị ảnh hưởng không ít. Nhưng mức độ ảnh hưởng đến đâu và những sản phẩm nào sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất?

iPad 2 và các dòng máy tính bảng khác

iPhone, iPad và một loạt các sản phẩm máy tính bảng khác mới ra mắt từ đầu năm 2011 đến nay đều sử dụng loại chip nhớ flash NAND do hãng Toshiba sản xuất.

Sau khi thảm họa thiên nhiên hôm 11/3 xảy ra, Toshiba cho biết họ đã phải đóng cửa khoảng 2 nhà máy sản xuất chip nhớ NAND và một nhà máy sản xuất cảm biến ảnh (cho camera). Ngay khi thông tin này được công bố, giá bán của bộ nhớ NAND 32 GB trên thị trường thế giới đã lập tức tăng 20% trong phiên giao dịch sáng ngày 14/3.

Toshiba cho biết, họ vẫn đang trong quá trình kiểm tra và đánh giá mức độ thiệt hại của các nhà máy này nên chưa thể có kế hoạch mở cửa trở lại. Thêm vào đó, trước nguy cơ sự cố của các nhà máy điện hạt nhân, và tình trạng thiếu điện trầm trọng có thể sẽ khiến những nhà máy này “nằm chơi” lâu hơn nữa.

Với Toshiba, họ còn gặp khó khăn hơn nữa khi ông Chủ tịch hãng Norio Sasaki đang bị thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan triệu tập để tham gia vào nhóm chuyên gia tìm kiếm giải pháp ngăn chặn tình trạng rò rỉ phóng xạ của nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

Đầu máy DVD, Blu-ray, Máy chơi game PlayStation, laptop…

Sony, nhà xuất khẩu sản phẩm điện tử tiêu dùng lớn nhất của Nhật cho biết họ đã phải đóng cửa 6 nhà máy hồi cuối tuần trước và đầu tuần này đã phải đóng cửa thêm 2 nhà máy nữa. Đáng chú ý là có 1 nhà máy trong số này đã bị sóng thần cuốn phăng trực tiếp.

Các nhà máy này làm nhiệm vụ sản xuất đĩa Blu-ray, đầu đọc từ tính, máy chơi game PlayStation 3 và pin lithium-ion. Sony là hãng cung cấp khoảng 10% tổng lượng pin dành cho laptop trên toàn thế giới.

Theo báo cáo sơ bộ, các nhà máy này sẽ phải đóng cửa thêm ít nhất là 2 tuần nữa.

Trong khi đó, hãng điện tử bán dẫn Texas Instruments cũng cho biết họ đã mất 2 nhà máy sản xuất wafer (bảng mạch để gắn linh kiện bán dẫn) và chip dùng cho máy chiếu. Phát biểu trước phóng viên của hãng tin Reuters, người phát ngôn của Texas Instruments cho biết, các nhà máy này có thể sẽ phải đóng cửa đến tận tháng 7. Sự cố này sẽ khiến cho thị trường TV màn hình lớn và máy chiếu (projector) bị ảnh hưởng không ít.

Với thị trường TV Plasma, LCD, máy quay video và đầu đọc DVD, việc Hitachi buộc phải đóng cửa hoàn toàn 6 nhà máy của họ là một cú sốc lớn.

Lê Trí

Theo Mashable

  Trang trước    | Về đầu trang
Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Hội Tin học Việt Nam
VAA
Hội tin học Thành Phố Hồ Chí Minh
Công ty TNHH MTV Hanel
Công ty CP Minh Việt
Trung tam TKNL Hanoi (ECC Hanoi)
Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát



www.veia.org.vn

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà MIPEC TOWER 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
Tel: (84-4) 39332845 Fax: (84-4) 39332846
Email: hiephoidientu@veia.org.vn, Website: www.veia.org.vn

.Designed by Intecom ( Minh Việt JSC and HanelCom )