Thứ ba, 24/12/2024
Translate
Tìm kiếm
Giới thiệu chung VEIA
English
Tin tức và sự kiện
Doanh nghiệp hội viên VEIA
Xúc tiến thương mại
Dịch vụ trực tuyến B2B
Thế giới công nghệ
Xã hội điện tử-thông tin
Văn bản pháp quy
Hội viên Hiệp hội điện tử
English News and Events
Đại hội VEIA IV
Tạp chí Điện tử Vietnet24h, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Thông tin thời tiết

  Cập nhật: 23/03/2011
Động đất ở Nhật sẽ khiến tăng giá hàng điện tử


Động đất, sóng thần ở Nhật ngày 11/3/2011 để lại những hậu quả nặng nề cho nước Nhật và nền kinh tế thế giới.Trong quá khứ, thậm chí chỉ một trận động đất nhẹ hơn nhiều lần cũng có thể ảnh hưởng rất tiêu cực lên sản xuất trang thiết bị và linh kiện điện tử, công nghệ cao.

Tại Nhật Bản, hiện đang tập trung hơn 40% công suất của ngành công nghiệp sản xuất bộ nhớ flash NAND và 15% công nghiệp sản xuất DRAM của toàn thế giới. Cho nên trận động đất mạnh 8,9 độ Richter (mới được phía Nhật điều chỉnh nâng thành 9,0 độ Richter) ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản sẽ có thể ảnh hưởng bi kịch lên việc cung ứng các linh kiện điện tử ra thị trường thế giới.

Theo nhà phân tích của Công ty Objective Analysis Jim Hendy, để có biến động giá, không cần tác động quá nhiều như vậy. Thậm chí, chỉ cần một nhà máy ngừng trệ 2 tuần đã dẫn đến cắt giảm rất đáng kể các loại đế silicon... Như vậy, trong tương lai gần, các chuyên gia đang dự báo sẽ có sự khan hiếm và biến động giá nghiêm trọng với mặt hàng điện tử. Những hậu quả rất tiêu cực đối với ngành công nghiệp điện tử từng xảy ra do các trận động đất nhẹ hơn rất nhiều trong quá khứ như trận 5,9 độ Richter trong năm 2008 và 2 trận 6,0 độ và 6,8 độ Richter trong năm 2007.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều nhất trí với các dự báo của Objective Analysis. Các chuyên gia của hãng nghiên cứu iSuppli cho rằng, động đất ở Nhật hôm 11/3/2011 không ảnh hưởng tới sản xuất DRAM và NAND trên quy mô toàn cầu. Nhà phân tích của iSuppli Mike Howard cho biết rằng công suất sản xuất của các công ty Micron, Toshiba và Elpida Memory đều nằm khá xa tâm chấn nên không chịu tổn thất đáng kể nào. "Tất cả những nhà máy này đều nằm ở phía Nam và phía Tây nước Nhật, cách đủ xa tâm chấn - ông nhấn mạnh - Liên quan đến vụ động đất này, tôi không cho rằng chúng ta đang bị đe doạ bởi việc cắt giảm sản xuất".

Tuy nhiên, ở Objective Analysis, các chuyên gia khẳng định, đặc điểm của cầu đối với linh kiện điện tử thay đổi không phụ thuộc vào việc người ta có đóng cửa nhà máy sản xuất ra chúng hay không. Bởi, nhiều doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng điện tử đều đang nằm ở Nhật Bản và việc tiêu thụ linh kiện điện tử của họ sẽ ngưng trệ cho đến khi các hậu quả của động đất được khắc phục. Ví dụ, trận động đất này đã buộc Công ty Sony ngừng chạy 6 nhà máy sản xuất ở Đông Bắc Nhật Bản. Câu chuyện tương tự cũng đang xảy ra với các xí nghiệp của Nikon vốn nằm rất gần với tâm chấn. 

Trận động đất mạnh 7,6 độ Richter được ghi nhận tại Đài Loan năm 1999 đã mang lại tổn thất nặng nề cho thành phố Đài Bắc và dẫn đến ngưng trệ các xí nghiệp sản xuất ở thành phố Hsinchu. Trận động đất 6,9 độ Richter ở thành phố Loma-Prieta, Mỹ năm 1989 đã buộc nhiều nhà máy ở Thung lũng Silicon phải ngừng hoạt động. Sức mạnh của trận động đất như thế kém trận động đất xảy ra ngày 11/3/2011 ở Nhật Bản đến cả 100 lần.
Chúng tôi đang giữ liên lạc với nhiều công ty là nạn nhân của trận động đất và chăm chú dõi theo tình hình. Tuy nhiên, trận động đất vừa qua đã tỏ ra tàn phá đến mức để đánh giá được tổn thất do nó gây ra, chúng ta phải mất vài ngày", thông báo của Objective Analysis viết.

Nguồn: IDG News Service Nga, 14/3/2011
  Trang trước    | Về đầu trang
Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Hội Tin học Việt Nam
VAA
Hội tin học Thành Phố Hồ Chí Minh
Công ty TNHH MTV Hanel
Công ty CP Minh Việt
Trung tam TKNL Hanoi (ECC Hanoi)
Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát



www.veia.org.vn

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà MIPEC TOWER 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
Tel: (84-4) 39332845 Fax: (84-4) 39332846
Email: hiephoidientu@veia.org.vn, Website: www.veia.org.vn

.Designed by Intecom ( Minh Việt JSC and HanelCom )