Thứ hai, 23/12/2024
Translate
Tìm kiếm
Giới thiệu chung VEIA
English
Tin tức và sự kiện
Doanh nghiệp hội viên VEIA
Xúc tiến thương mại
Dịch vụ trực tuyến B2B
Thế giới công nghệ
Xã hội điện tử-thông tin
Văn bản pháp quy
Hội viên Hiệp hội điện tử
English News and Events
Đại hội VEIA IV
Tạp chí Điện tử Vietnet24h, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Thông tin thời tiết

  Cập nhật: 23/03/2011
Giá sẽ tăng nhưng không quá lo ngại!

1a.jpg Người tiêu dùng “nội” lo ngại các mặt hàng điện tử đến từ Nhật sẽ tăng mạnh. Ảnh: Thanh Hải ICTnews - Đến thời điểm hiện nay, tuy chưa có nhận định chính thức nào về mức độ ảnh hưởng sẽ diễn ra đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam sau thiên tai tại Nhật Bản, tuy nhiên một số chuyên gia trong lĩnh vực này khẳng định giá cả của nhiều mặt hàng điện tử có khả năng sẽ tăng nhưng người tiêu dùng không quá lo ngại.
Hàng điện tử trong nước sau động đất tại Nhật:

Ít doanh nghiệp “nội” bị ảnh hưởng trực tiếp

Trao đổi với phóng viên Báo BĐVN, ông Nguyễn Như Thắng – Phó Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) cho biết: Đối với ngành điện tử, hiện nay Việt Nam đang hợp tác với Nhật Bản chủ yếu trong lĩnh vực gia dụng cùng các công ty như Panasonic, Sony, Toshiba, JVC, Hitachi... Về sản xuất, các doanh nghiệp Nhật Bản trong thời gian qua cũng đã có nhiều dự án đầu tư trực tiếp (FDI) vào các khu công nghiệp tập trung tại Việt Nam như Canon, Panasonic, Sony…, tuy nhiên thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp đã có xu hướng chuyển sang hình thức thương mại dịch vụ do công nghiệp phụ trợ của Việt Nam hỗ trợ cho việc sản xuất còn gặp rất nhiều hạn chế.

Chính vì vậy, ông Nguyễn Như Thắng cho rằng thực tế này sẽ có tác động trước hết đến các dự án ODA trực tiếp của Chính phủ Nhật Bản vào Việt Nam do xuất phát từ những khó khăn tại chính quốc. Còn về phía các doanh nghiệp điện tử, trừ doanh nghiệp FDI của Nhật và trừ một số doanh nghiệp làm gia công linh kiện cho Nhật Bản, thì mức độ ảnh hưởng sẽ không lớn do số doanh nghiệp điện tử trong Hiệp hội VEIA có quan hệ giao thương với Nhật Bản không nhiều, phần lớn gia công cho nhiều quốc gia khác như Hàn Quốc, Đài Loan, các nước EU...

Về vấn đề thống kê, đánh giá mức độ ảnh hưởng, thiệt hại đối với doanh nghiệp Việt Nam sau thiên tai tại Nhật Bản, trao đổi với báo giới mới đây, ông Bùi Huy Sơn, Vụ trưởng Vụ châu Á Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương đã liên hệ với cơ quan đại diện tại Tokyo để có đánh giá về mức độ ảnh hưởng, thiệt hại mà doanh nghiệp Việt Nam có quan hệ với đối tác Nhật Bản phải gánh chịu. Tuy nhiên, do trận động đất mới xảy ra nên chưa có thông tin cụ thể.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo BĐVN liên quan đến vấn đề VEIA có động thái gì để hỗ trợ các doanh nghiệp “nội” trong tình cảnh khó khăn như hiện nay, Phó Tổng thư ký VEIA Nguyễn Như Thắng nhấn mạnh: “Đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội vẫn chưa đưa ra bất kỳ phản ánh cụ thể nào về những khó khăn cũng như bất lợi họ gặp phải. Thế nhưng, trong khả năng và quyền hạn của mình, Hiệp hội cũng đang chủ động lên kế hoạch để cùng các cơ quan chức năng sẵn sàng hỗ trợ”.

Người dùng đừng quá lo lắng!

Cũng trong những ngày gần đây, một vấn đề khiến dư luận đặc biệt quan tâm là ngay sau sự kiện thảm hoạ thiên tai 11/3 tại Nhật, nhiều luồng thông tin cho rằng giá cả các mặt hàng điện tử “Made in Japan” như laptop Vaio, thiết bị chơi game PlayStation, màn hình LCD của Toshiba, tivi LCD của Panasonic… sắp có nguy cơ tăng giá mạnh tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mối quan tâm này hoàn toàn có cơ sở, nhất là khi liên tiếp trong vài ngày gần đây nhiều công ty, doanh nghiệp điện tử tại Nhật Bản tuyên bố đóng cửa nhiều nhà máy sản xuất: Panasonic, Fujitsu đồng loạt thông báo đóng cửa nhiều nhà máy, Sony đóng cửa và chưa công bố kế hoạch mở cửa trở lại 8 nhà máy sản xuất chip, thẻ IC, thiết bị quang học, đầu đĩa Blu-ray…

Liên quan đến câu chuyện này, một đại diện của VEIA cũng đã nhận định chắc chắn sẽ có diễn ra tình trạng tăng giá đối với nhiều mặt hàng điện tử tại Việt Nam, do Nhật Bản là nước có nhiều sản phẩm công nghệ cao, chiếm thị phần xuất khẩu thiết bị điện tử khá lớn (từ 20 - 40% đối với nhiều mặt hàng) sang thị trường các nước công nghiệp khác. Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo BĐVN, ông Nguyễn Như Thắng lại cho rằng người tiêu dùng trong nước không nên quá bi quan, lo ngại viễn cảnh mặt hàng điện tử tăng giá mạnh sẽ xảy ra tại Việt Nam.

Bởi theo ông Thắng, nhiều công ty của Nhật Bản có hoạt động mang tính chất toàn cầu và việc lựa chọn thị trường sản xuất, phân phối đã nằm trong chiến lược phát triển chung lâu dài của họ. Do đó, các thiệt hại trực tiếp ngay trên đất Nhật trong thời gian này sẽ không quá “bi đát”, bởi họ còn nhiều nhà máy đặt tại các quốc gia khác. Thêm nữa, bên cạnh nền công nghiệp điện tử Nhật Bản thì vẫn còn rất nhiều ngành công nghiệp hùng mạnh khác. Như đối với thị trường máy tính ngay tại Việt Nam, các doanh nghiệp máy tính của Nhật như Toshiba, Fujitsu, Sony… vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với máy tính, điện tử, linh kiện đến từ Trung Quốc với giá thành thấp, ngoài ra chưa kể đó còn là hàng loạt thương hiệu như IBM, HP, Dell…                 

Phan Minh

Đọc toàn bộ bài viết trên báo Bưu điện Việt Nam số 34 ra ngày 21/3/2011.

  Trang trước    | Về đầu trang
Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Hội Tin học Việt Nam
VAA
Hội tin học Thành Phố Hồ Chí Minh
Công ty TNHH MTV Hanel
Công ty CP Minh Việt
Trung tam TKNL Hanoi (ECC Hanoi)
Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát



www.veia.org.vn

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà MIPEC TOWER 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
Tel: (84-4) 39332845 Fax: (84-4) 39332846
Email: hiephoidientu@veia.org.vn, Website: www.veia.org.vn

.Designed by Intecom ( Minh Việt JSC and HanelCom )