Thứ bảy, 11/01/2025
Translate
Tìm kiếm
Giới thiệu chung VEIA
English
Tin tức và sự kiện
Doanh nghiệp hội viên VEIA
Xúc tiến thương mại
Dịch vụ trực tuyến B2B
Thế giới công nghệ
Xã hội điện tử-thông tin
Văn bản pháp quy
Hội viên Hiệp hội điện tử
English News and Events
Đại hội VEIA IV
Tạp chí Điện tử Vietnet24h, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Thông tin thời tiết

  Cập nhật: 19/05/2011
Mục tiêu 90 doanh nghiệp đạt CMMi 3 khó khả thi

Gặp khó về nguồn nhân lực thực hiện, kinh phí triển khai… khiến mục tiêu sau 3 năm có 90 doanh nghiệp PM&NDS đạt chuẩn CMMi for Development mức 3 khó thành hiện thực.

phan-mem.jpg
Thiếu nhân lực đủ trình độ, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn để lấy được chứng chỉ CMMi. Ảnh: N.Đ

Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng, năm 2010 tốc độ tăng trưởng của công nghiệp phần mềm đạt khoảng 30%, ngành nội dung số khoảng 60%. “Dù là tín hiệu đáng mừng, nhưng so với nhiều nước trong khu vực đây vẫn là kết quả khiêm tốn. Chính vì thế, việc sở hữu chứng chỉ như CMMi (Capability Intergration Model - chuẩn đánh giá về mức độ thuần thục trong quy trình sản xuất phần mềm do Viện Công nghiệp phần mềm của Mỹ phát triển - PV) sẽ giúp doanh nghiệp PM&NDS chuẩn hoá quy trình sản xuất, quản lý chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh...”, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng nhấn mạnh.

Trong khi chỉ còn hơn một năm nữa dự án “Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng, áp dụng quy trình sản xuất theo chuẩn CMMI” của Bộ TT&TT sẽ “khóa sổ”, theo đại diện Vụ CNTT (Bộ TT&TT), dự kiến đến hết năm 2011 cũng sẽ chỉ có khoảng 30 doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Thanh Châu – Giám đốc Dự án ECCI Group tại Việt Nam (đơn vị trực tiếp tư vấn, đào tạo cho các doanh nghiệp áp dụng chuẩn CMMi) nhận định: Khó khăn hàng đầu của các doanh nghiệp là họ không chọn được người có kinh nghiệm để triển khai; những doanh nghiệp có nhân lực lại không dành được nhiều thời gian cho triển khai dự án CMMi.

Bên cạnh đó, điều kiện bắt buộc là các doanh nghiệp phải có đủ số dự án đáp ứng điều kiện đặt ra để tham gia đánh giá (thường tối thiểu từ 3 dự án) nhưng rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam không đáp ứng được điều kiện này, khiến thời gian thực hiện áp dụng chuẩn CMMi phải kéo dài.

Chưa hết, các doanh nghiệp tham gia lấy chứng chỉ CMMi cũng đang chịu sức ép về thời gian khi Bộ TT&TT chỉ cho gần 2 năm để lấy chứng chỉ, trong khi nếu như không dựa vào dự án hỗ trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp có thể xin kéo dài thời gian để đạt đủ số lượng dự án theo quy định. Một số doanh nghiệp lại chưa nhận thức đúng đắn về CMMi, coi đây như là một chứng chỉ để… đánh bóng thương hiệu, “khoe” uy tín trước khách hàng.

Theo dự án hỗ trợ của Bộ TT&TT, mỗi doanh nghiệp PM&NDS được hỗ trợ 25.000 USD nhưng ông Châu cho rằng với mức hỗ trợ như vậy, thì Bộ TT&TT mới chỉ hỗ trợ được 50%. "Đó chính là lý do khiến nhiều doanh nghiệp dù muốn cũng chưa thể tham gia, chỉ có doanh nghiệp tiềm lực lớn mới “kham” nổi", ông Châu nhấn mạnh.

Theo www.ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Hội Tin học Việt Nam
VAA
Hội tin học Thành Phố Hồ Chí Minh
Công ty TNHH MTV Hanel
Công ty CP Minh Việt
Trung tam TKNL Hanoi (ECC Hanoi)
Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát



www.veia.org.vn

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà MIPEC TOWER 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
Tel: (84-4) 39332845 Fax: (84-4) 39332846
Email: hiephoidientu@veia.org.vn, Website: www.veia.org.vn

.Designed by Intecom ( Minh Việt JSC and HanelCom )