Thứ bảy, 11/01/2025
Translate
Tìm kiếm
Giới thiệu chung VEIA
English
Tin tức và sự kiện
Doanh nghiệp hội viên VEIA
Xúc tiến thương mại
Dịch vụ trực tuyến B2B
Thế giới công nghệ
Xã hội điện tử-thông tin
Văn bản pháp quy
Hội viên Hiệp hội điện tử
English News and Events
Đại hội VEIA IV
Tạp chí Điện tử Vietnet24h, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Thông tin thời tiết

  Cập nhật: 21/05/2011
Doanh nghiệp xuất khẩu chưa mặn mà với bảo hiểm tín dụng

Chỉ khoảng 20-30% doanh nghiệp trong nước biết hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và thực tế đã có rất nhiều tranh chấp xảy ra đối với trường hợp "quên" mua bảo hiểm.

Ảnh: HL
Luật sư Võ Nhật Thăng. Ảnh: HL

Luật sư Võ Nhật Thăng, Trọng tài viên, Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam- nhận định bên lề buổi hội thảo về rủi ro và giải pháp nâng cao cạnh tranh phát triển bền vững xuất khẩu VN ngày 20/5.

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm bồi thường cho các doanh nghiệp xuất khẩu những thiệt hại do khách hàng nhập khẩu không có khả năng thanh toán, do bị phá sản, hoặc do rủi ro chính trị (bị quốc hữu hóa hay bị cấm kinh doanh). Nếu nhà nhập khẩu đủ khả năng trả nhưng thanh toán chậm so với cam kết thì doanh nghiệp bảo hiểm ứng tiền trước cho nhà xuất khẩu.

- Ông nhận định như thế nào về những rủi ro trong cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay?

- Hiện tại doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang gặp phải một số rủi ro về tín dụng đối với người mua. Họ có thể bị rủi ro về tài chính trong trường hợp khách mua sản phẩm bị phá sản. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể gặp bất trắc trong quá trình vận chuyển. Ví dụ như nhiều công ty phải chở hàng ra nước ngoài nhưng lại thuê tàu không phù hợp dẫn đến hư hỏng hàng hóa. Do đó, tôi cho rằng, nếu mua bảo hiểm về tín dụng hoặc bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển thì doanh nghiệp sẽ an tâm hơn.

- Trong bối cảnh lãi suất ngân hàng tăng cao, doanh nghiệp đói vốn nên họ không mặn mà với việc chi tiền để mua bảo hiểm tín dụng, ông nghĩ sao?

- Đây là hình thức bảo hiểm mới. Chỉ khoảng 20-30% doanh nghiệp trong nước biết và làm quen với hình thức bảo hiểm tín dụng. Trước đây doanh nghiệp mới chỉ quan tâm tới bảo hiểm hàng hóa. Tôi cho rằng, đối với khu vực hay gặp rủi ro như Trung Quốc, Hong Kong…. thì doanh nghiệp nên mua bảo hiểm tín dụng. Chi phí bảo hiểm trong tổng giá thành hàng hóa chỉ chiếm 15-20%. Nếu doanh nghiệp mua bảo hiểm thì khi có rủi ro sẽ được bồi thường, ngược lại nếu không mua khi rủi ro mình tự gánh chịu và có trường hợp đã bị mất trắng.

- Theo ông, khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu khi mua bảo hiểm tín dụng hiện nay là gì?

- Điểm yếu lớn nhất của các doanh nghiệp nội hiện nay là không hiểu một cách đầy đủ về điều kiện bảo hiểm mà thông lệ quốc tế đang áp dụng. Hiện nay các doanh nghiệp quốc tế đã áp dụng điều kiện bảo hiểm năm 2009, nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn quen áp dụng luật năm 1982. Doanh nghiệp nên có bộ phận chuyên gia nghiên cứu sâu về thông lệ quốc tế, cập nhật thông tin mới để tránh thiệt hại không đáng có vì không am hiểu luật quốc tế.

- Với tư cách là một trọng tài viên, ông có chia sẻ gì về kinh nghiệm trong quá trình giúp đỡ các doanh nghiệp xuất khẩu?

- Đã có rất nhiêu tranh chấp xảy ra đối với doanh nghiệp “bỏ quên” mua bảo hiểm. Có trường hợp như một doanh nghiệp nội hoạt động trong lĩnh vực nguyên liệu xây dựng làm ăn với đối tác Hong Kong thì gặp rủi ro. Doanh nghiệp Việt đã trả tiền nhưng hàng không về do phía Hong Kong phá sản. Doanh nghiệp của ta đã ko mua bảo hiểm tín dụng nên đã không được đối tác bồi thường thiệt hại.

Tôi cho rằng, khi soạn các hợp đồng xuất khẩu thì doanh nghiệp nên tính tới những yếu tố rủi ro. Hàng trị giá cao mua bảo hiểm mức cao, hàng trị giá thấp có thể mua bảo hiểm thấp hơn. Để tìm được doanh nghiệp có mức bảo hiểm phù hợp về giá cả thì phải so sánh đơn chào hàng của các đơn vị khác nhau. Nhưng chúng ta đừng nghĩ rằng số tiền bồi thường nhiều đã là tốt, mà phải chú ý tới trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nữa.

Ông Hà Ngọc Hoa, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc công Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang cho biết, đây là lần đầu tiên ông tiếp cận với bảo hiểm tín dụng. "Tôi nghĩ bảo hiểm tín dụng rất tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu vì họ có thể yên tâm giao hàng cho đối tác. Nếu rủi ro xảy ra, họ vẫn thu tiền về. Tuy nhiên, phí bảo hiểm rất lớn cũng là vấn đề đối với doanh nghiệp. Đối với những thị trường mới nhưng lợi nhuận cao đòi hỏi doanh nghiệp phải mạo hiểm. Nếu lợi nhuận lớn thì việc chi phí cho bảo hiểm tín dụng là cần thiết. Nếu lợi nhuận thấp thì có thể chúng tôi sẽ không mua bảo hiểm tín dụng".

Theo www.vnexpress.net

  Trang trước    | Về đầu trang
Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Hội Tin học Việt Nam
VAA
Hội tin học Thành Phố Hồ Chí Minh
Công ty TNHH MTV Hanel
Công ty CP Minh Việt
Trung tam TKNL Hanoi (ECC Hanoi)
Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát



www.veia.org.vn

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà MIPEC TOWER 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
Tel: (84-4) 39332845 Fax: (84-4) 39332846
Email: hiephoidientu@veia.org.vn, Website: www.veia.org.vn

.Designed by Intecom ( Minh Việt JSC and HanelCom )