Thứ hai, 23/12/2024
Translate
Tìm kiếm
Giới thiệu chung VEIA
English
Tin tức và sự kiện
Doanh nghiệp hội viên VEIA
Xúc tiến thương mại
Dịch vụ trực tuyến B2B
Thế giới công nghệ
Xã hội điện tử-thông tin
Văn bản pháp quy
Hội viên Hiệp hội điện tử
English News and Events
Đại hội VEIA IV
Tạp chí Điện tử Vietnet24h, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Thông tin thời tiết

  Cập nhật: 24/05/2011
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh công tác quản lý đối với các gói thầu EPC

- Phải tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước, không được tổ chức đấu thầu quốc tế đối với gói thầu EPC mà khả năng các nhà thầu trong nước đảm nhận được trên 50% khối lượng công việc;

- Sẽ siết chặt quy định người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, trường hợp cấp thị thực cho từ 10 người trở lên vào làm việc tại Việt Nam dưới mọi hình thức phải có ý kiến của cơ quan chủ quản đầu tư hoặc chủ đầu tư.

Ngày 17 tháng 5 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 734/CT-TTg có nhiều nội dung quan trọng về công tác lựa chọn và triển khai thực hiện các gói thầu.

Chỉ thị đánh giá trong những năm qua, việc áp dụng cơ chế đấu thầu, trong đó có đấu thầu các gói thầu thuộc các dự án sử dụng vốn nhà nước theo hình thức gói thầu EPC đã góp phần đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, tăng cường tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả quản lý.

Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện các gói thầu EPC thời gian qua còn bộc lộ một số tồn tại như: chất lượng hồ sơ mời thầu còn yếu; dự toán, giá gói thầu được lập chưa sát với giá thị trường; năng lực, kinh nghiệm của một số nhà thầu EPC còn hạn chế, việc giám sát của chủ đầu tư chưa nghiêm túc; thời gian thực hiện hợp đồng của nhiều gói thầu EPC bị kéo dài… đặc biệt việc chậm tiến độ các công trình xây dựng các nhà máy nhiệt điện làm cho tình trạng thiếu điện càng trầm trọng hơn, một số dự án giao thông, thoát nước, vệ sinh môi trường tại các thành phố lớn bị chậm trễ gây bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Để tăng cường hiệu quả đầu tư của các dự án, công trình kết cấu hạ tầng, bảo đảm an ninh năng lượng và phát huy nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà thầu trong nước, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị nhiều nội dung quan trọng liên quan đến việc triển khai thực hiện gói thầu EPC, cụ thể đã giao cho các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ và trong phạm vi quản lý của mình:

- Tăng cường giám sát bảo đảm việc thực hiện hợp đồng đúng kế hoạch, đăng tải công khai thông tin xử lý vi phạm theo quy định;

- Báo cáo cụ thể nguyên nhân và thiệt hại về kinh tế do chậm tiến độ đối với các hợp đồng thuộc dự án nhóm A đã chậm so với kế hoạch từ 6 tháng trở lên và chưa thực hiện quyết toán, gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, đánh giá;

- Rà soát các điều kiện của dự thảo hợp đồng, trong trường hợp thấy không đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả thì kiên quyết không ký kết hợp đồng;

- Xác định rõ các chế tài trong hợp đồng đủ mạnh để ràng buộc nhà thầu phải đảm bảo tiến độ, chất lượng của công trình, kiểm soát chi phí trong tổng mức đầu tư (phạt, dừng và hủy hợp đồng).

Đối với các dự án, gói thầu được triển khai trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu:

- Khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (Dự án đầu tư xây dựng công trình), các chủ đầu tư cần bám sát yêu cầu về tính tiên tiến, hiện đại của thiết bị công nghệ; phản ánh chính xác và dự báo biến động của giá cả thiết bị, vật tư, hàng hóa theo giá thị trường trong nước và quốc tế;

- Các chủ đầu tư, bên mời thầu khi lập kế hoạch đấu thầu phải cân nhắc việc phân chia thành các gói thầu EPC; trường hợp có thể thì tách thành các gói thầu riêng biệt như tư vấn (E), cung cấp thiết bị, vật tư (P) và xây lắp (C) hoặc tách thành gói thầu tư vấn, cung cấp vật tư, thiết bị (EP) và gói thầu xây lắp (C) để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có thể tham gia đấu thầu và thực hiện gói thầu. Không triển khai gói thầu theo hình thức EPC khi không thực sự cần thiết. Trong trường hợp phải tuân thủ chặt chẽ tính đồng bộ trong việc thực hiện dự án theo hình thức EPC thì trong hồ sơ mời thầu cần quy định mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật không thấp hơn 90% tổng số điểm (nếu đánh giá theo phương pháp chấm điểm) hoặc tất cả tiêu chuẩn chính phải đạt (nếu đánh giá theo phương pháp đạt/không đạt);

- Trường hợp gói thầu EPC mà khả năng các nhà thầu trong nước đảm nhận được trên 50% khối lượng công việc thì không được tổ chức đấu thầu quốc tế mà phải tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước…

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ trách nhiệm của các Bộ, trong đó, giao các Bộ thực hiện cụ thể như sau:

+ Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ rà soát các tiêu chuẩn công nghệ ngành đảm bảo không để xảy ra tình trạng nhập khẩu công nghệ lạc lậu của thế giới, chỉ chấp nhận công nghệ tiên tiến, an toàn về môi trường và có giải pháp chọn lọc công nghệ bảo đảm phù hợp với các cam kết WTO.

+ Bộ Công Thương chủ trì tổng kết, đánh giá việc thực hiện cơ chế chính sách đặc thù đối với các công trình điện theo Quyết định số 1195/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ, trường hợp cần thiết thì đề xuất điều chỉnh cho phù hợp.

+ Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý ngành rà soát, kiến nghị sửa đổi các quy định có liên quan về chế tài xử lý vi phạm hợp đồng, xử phạt vi phạm theo hướng nâng cao hạn mức xử phạt hợp đồng, bảo đảm xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp cố tình vi phạm.

+ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi quy định “Người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam từ đủ 03 tháng trở lên phải có giấy phép lao động” bằng quy định “Người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam phải có giấy phép lao động” và giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với công an địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng lao động nước ngoài trên các công trường.

+ Bộ Công an phối hợp với Bộ Ngoại giao giao chỉ đạo Cục Xuất nhập cảnh và cơ quan ngoại giao tại các nước kiểm soát chặt chẽ việc cấp thị thực xuất nhập cảnh cho người nước ngoài; trường hợp cấp thị thực cho từ 10 người trở lên vào làm việc tại Việt Nam dưới mọi hình thức phải có ý kiến của cơ quan chủ quản đầu tư hoặc chủ đầu tư.

Chi tiết Chỉ thị xem tại đây.

  Trang trước    | Về đầu trang
Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Hội Tin học Việt Nam
VAA
Hội tin học Thành Phố Hồ Chí Minh
Công ty TNHH MTV Hanel
Công ty CP Minh Việt
Trung tam TKNL Hanoi (ECC Hanoi)
Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát



www.veia.org.vn

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà MIPEC TOWER 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
Tel: (84-4) 39332845 Fax: (84-4) 39332846
Email: hiephoidientu@veia.org.vn, Website: www.veia.org.vn

.Designed by Intecom ( Minh Việt JSC and HanelCom )