Thứ bảy, 21/12/2024
Translate
Tìm kiếm
Giới thiệu chung VEIA
English
Tin tức và sự kiện
Doanh nghiệp hội viên VEIA
Xúc tiến thương mại
Dịch vụ trực tuyến B2B
Thế giới công nghệ
Xã hội điện tử-thông tin
Văn bản pháp quy
Hội viên Hiệp hội điện tử
English News and Events
Đại hội VEIA IV
Tạp chí Điện tử Vietnet24h, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Thông tin thời tiết

  Cập nhật: 27/05/2011
Bộ Công thương: “Siết ôtô nhập để lành mạnh hóa thị trường”

Bộ Công thương không ban hành biện pháp hạn chế thương mại, cũng như không đưa ra những khống chế về số lượng, định lượng… mà chỉ đưa ra những quy định nhằm lành mạnh hóa thị trường, tăng chất lượng phục vụ cho người tiêu dùng và đời sống nhân dân.

Đó là thông tin vừa được Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên đưa ra trong buổi trả lời báo chí xung quanh Thông tư 20 về việc siết nhập khẩu ô tô 9 chỗ trở xuống.
 
- Được biết, sau khi Bộ Công thương ban hành Thông tư 20/2011 TT-BCT về việc siết chặt nhập khẩu ô tô không lâu, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu ô tô tổ chức ký vào biên bản kiến nghị lên Chính phủ và Bộ Công thương đề nghị sửa đổi quy định được cho là khá “hiểm” này. Nguyên nhân là, nếu áp dụng hình thức này nhiều nhà nhập khẩu sẽ có nguy cơ bị xóa sổ. Vậy quan điểm của Bộ về vấn đề này như thế nào?
 
Hiện tại, tôi chưa nhận được văn bản của các nhà nhập khẩu ô tô, tuy nhiên Bộ luôn sẵn sàng trả lời bất cứ kiến nghị nào từ những nhà nhập khẩu, cũng như các đối tác thương mại trong lĩnh vực liên quan đến Thông tư 20.
Thứ trưởng Bộ Công thương - Ông Nguyễn
Thành Biên

Chúng ta phải hiểu rằng, Bộ Công thương không ban hành biện pháp hạn chế thương mại, cũng như không đưa ra những khống chế về số lượng, định lượng hoặc những quy định trái với yêu cầu của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Bộ chỉ đưa ra những quy định nhằm lành mạnh hóa thị trường, tăng chất lượng phục vụ cho người tiêu dùng và đời sống nhân dân, đồng thời thực thi những biện pháp cần thiết để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng cho việc đảm bảo an toàn giao thông.

Lâu nay, việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa là yêu cầu không phải chỉ Việt Nam đặt ra, mà các nước lớn cũng đặt ra những yêu cầu rất khắt khe đối với hàng xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian qua chúng ta chưa thực hiện được một cách nghiêm túc vấn đề này.
 
Ví dụ: Đối với lô hàng nhập khẩu xe Toyota vào Việt Nam bị lỗi dính chân ga, ở nước ngoài đã tổ chức triệu hồi hàng triệu xe, nhưng tại Việt Nam, Toyota lại bảo họ không chịu trách nhiệm và bảo hành sửa chữa những xe đấy. Còn các nhà nhập khẩu thì không có điều kiện để sửa chữa, vì họ chỉ là nhà nhập khẩu thuần túy, không có phương tiện bảo hành bảo dưỡng gì đâu. Vậy thử hỏi quyền lợi của khách hàng để đâu, ai sẽ đứng ra đảm bảo về an toàn giao thông nếu để cho những phương tiện này lưu hành một các tuỳ tiện trên đường phố.
 
Vì vậy, quy định này đưa ra là nhằm làm lành mạnh hoá thị trường, những đơn vị có nhu cầu kinh doanh phải đáp ứng được những yêu cầu của Nhà nước.
 
- Hiện tại, có nhiều nhà nhập khẩu cho rằng, nếu chúng ta đưa ra quy định rõ rằng về nguồn gốc xuất xứ, sẽ tạo thuận lợi cho những nhà lắp ráp ô tô thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) trong việc chuyển từ lắp ráp ô tô sang nhập khẩu nguyên chiếc. Ông nghĩ sao về vấn đền này?
 
Chúng ta không điều chỉnh tăng hay giảm thuế ô tô nhập khẩu để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài chuyển từ lắp ráp, sản xuất sang nhập khẩu phân phối.
 
Việc các nhà đầu tư nước ngoài chuyển từ lắp ráp, sản xuất sang phân phối phụ thuộc vào 2 yếu tố: Thứ nhất là lộ trình mở cửa thị trường của Việt Nam theo cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Thứ 2, là phụ thuộc vào cam kết giảm thuế theo WTO.
 
Tất cả những điều này là quy định đã được đưa ra khi Việt Nam tham gia WTO, nên chúng ta phải thực hiện và không thể hủy bỏ.
 
- Vậy trước khi ban hành Thông tư 20 về việc siết chặt nhập khẩu, Bộ Công thương có tiến hành rà soát hiện trạng những doanh nghiệp nhập khẩu ô tô trong việc đảm bảo được những yêu cầu mà Thông tư đưa ra không?
 
Hiện có khoảng 1.700 doanh nghiệp nhập khẩu ô tô, mỗi năm nhập khẩu 30.000 xe, như vậy mỗi năm một doanh nghiệp này nhập khẩu chưa đến 20 chiếc, tức mỗi tháng nhập khoảng 2 chiếc. Con số này chứng tỏ thị trường đang phát triển quá manh mún.
 
Có thể thấy, trong những năm gần đây hoạt động nhập khẩu cũng trở nên quá manh mún, đến mức, không làm gì thì đi làm nhập khẩu (kể cả những doanh nghiệp ô tô). Việc mỗi doanh nghiệp chỉ nhập khẩu 2 chiếc ô tô/tháng thì không nói lên điều gì trong vấn đề giải quyết tăng thu ngân sách, công ăn việc làm, mà chỉ là mục đích thương mại thuần túy.
 
Việc doanh nghiệp ra đời và tham gia thị trường quá lớn với dung lượng tiêu thụ vừa phải, thì sự điều tiết lại là cần thiết. Đồng thời, chúng ta phải tiến tới giai đoạn có những nhà nhập khẩu phân phối bảo trì bảo dưỡng đảm bảo chất lượng, không chỉ sản phẩm mà còn dịch vụ hậu mãi, nhất là những mặt hàng không chỉ liên quan đến chính người sử dụng mà còn liên quan đến những người tham gia giao thông như ôtô.
 
- Còn các thủ tục hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện Thông tư 20, sẽ thực hiện thế nào, thưa ông?
 
Từ nay đến lúc thực hiện Thông tư (26/6), còn 1 tháng và hiện Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Ngoại giao để có hướng dẫn dối với các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài. Còn đối với các thủ tục hợp thức hóa lãnh sự, thủ tục xin giấy chỉ định hoặc ủy quyền của nhà phân phối, nhà sản xuất Bộ sẽ có hướng dẫn doanh nghiệp cụ thể.
 
Đây chỉ là những thủ tục đơn giản trong các qui định thương mại đối với sản phẩm được ủy quyền của chính hãng hoặc nhà phân phối của chính hãng.
 
- Xin cảm ơn ông!
 
Theo Thông tư 20/2011 TT-BCT về quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu ôtô từ 9 chỗ ngồi trở xuống: Khi làm thủ tục nhập khẩu xe ôtô, ngoài việc thực hiện các quy định hiện hành, đơn vị nhập khẩu ôtô phải nộp bổ sung những giấy tờ sau cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, bao gồm: Giấy chỉ định hoặc giấy uỷ quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ôtô đó hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải có giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ôtô đủ điều kiện do Bộ giao thông vận tải cấp.
 
Theo Minh Hường - Dân chí
  Trang trước    | Về đầu trang
Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Hội Tin học Việt Nam
VAA
Hội tin học Thành Phố Hồ Chí Minh
Công ty TNHH MTV Hanel
Công ty CP Minh Việt
Trung tam TKNL Hanoi (ECC Hanoi)
Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát



www.veia.org.vn

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà MIPEC TOWER 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
Tel: (84-4) 39332845 Fax: (84-4) 39332846
Email: hiephoidientu@veia.org.vn, Website: www.veia.org.vn

.Designed by Intecom ( Minh Việt JSC and HanelCom )