Thứ hai, 23/12/2024
Translate
Tìm kiếm
Giới thiệu chung VEIA
English
Tin tức và sự kiện
Doanh nghiệp hội viên VEIA
Xúc tiến thương mại
Dịch vụ trực tuyến B2B
Thế giới công nghệ
Xã hội điện tử-thông tin
Văn bản pháp quy
Hội viên Hiệp hội điện tử
English News and Events
Đại hội VEIA IV
Tạp chí Điện tử Vietnet24h, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Thông tin thời tiết

  Cập nhật: 06/07/2011
Tiết kiệm điện: Doanh nghiệp còn thờ ơ

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp (DN) tiết kiệm điện. Nhưng dường như DN vẫn chưa mặn mà lắm với các giải pháp này do chi phí quá lớn!

 

Lãng phí ở hệ thống chiếu sáng và trạm cấp nước

Theo Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TP.HCM (ECC), một số khu công nghiệp hình thành cách đây 10 năm có mức lãng phí năng lượng rất lớn. Tình trạng lãng phí điện năng tập trung chủ yếu ở 2 khu vực chính là hệ thống chiếu sáng và trạm bơm cấp nước. Trong đó, mức lãng phí điện năng của trạm bơm cấp nước từ 20 đến 30% và hệ thống chiếu sáng lãng phí từ 30 đến 50%.

Ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc ECC cho biết, tình trạng trên xuất phát từ các nguyên nhân:

Thứ nhất, do sử dụng công nghệ chưa hiệu quả;

Thứ hai, khi thiết kế hệ thống chiếu sáng hay công suất các trạm bơm, DN thường thiết kế dư công suất. Trong quá trình sản xuất, sử dụng thường không khai thác hết công suất của hệ thống, dẫn đến lãng phí rất lớn;

Thứ ba, thiết kế không phù hợp với tiêu chuẩn sử dụng. Các đoạn đường nhỏ, mật độ giao thông không lớn nhưng lại sử dụng các loại đèn có công suất đến 250W thay vì sử dụng bộ đèn 150W.

Đa số các trạm bơm của các nhà máy cấp, xử lý nước tại TP.HCM chủ yếu điều chỉnh van cấp nước bằng tay (tiết lưu), thay đổi theo giờ, điện năng sử dụng chiếm tỉ lệ lớn, gây lãng phí điện năng cũng như nhân công quản lý.

Có thể tiết kiệm 10 đến 20% lượng điện...

Theo ông Huỳnh Kim Tước, lắp biến tần cho các trạm bơm tại các nhà máy cấp và xử lý nước là giải pháp có thể tiết kiệm 10 đến 20% lượng điện.

Biến tần là thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều ở tần số này thành dòng điện xoay chiều ở tần số khác có thể điều chỉnh được, nguyên tắc có thể áp dụng cho tất cả những động cơ điện.

“DN Việt Nam đa số là vừa và nhỏ. Khi đưa ra giải pháp tiết kiệm điện phải phù hợp, thu hồi vốn nhanh, chi phí không quá 1 tỷ đồng” ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc ECC

Bộ biến tần được thiết kế tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh tần số nguồn điện cấp cho động cơ điện. Có thể điều chỉnh bằng bàn phím hoặc bằng chiết áp thường đặt trên thân biến tần, dùng các tín hiệu hoặc tiếp điểm đóng/mở từ bên ngoài (các cảm biến nhiệt độ, áp suất, công tắc hành trình,...) để tự động điều chỉnh tần số theo một chương trình phần mềm đã được cài đặt sẵn nhằm đáp ứng yêu cầu công nghệ.

Theo ông Phạm Huy Phong, Trưởng phòng kỹ thuật của ECC (người đưa ra giải pháp): “Để có thể đánh giá mức độ tiết kiệm điện cho một động cơ điện khi ứng dụng thiết bị biến tần, cần phải tiến hành đo ghi nhận và so sánh điện năng tiêu thụ của động cơ trong trường hợp chưa sử dụng biến tần và trong trường hợp có sử dụng biến tần để điều chỉnh”.

Để đo ghi nhận điện năng tiêu thụ có thể sử dụng nhiều loại thiết bị đo điện năng và đơn giản nhất là dùng công tơ điện. Tuy nhiên, trong cả 2 trường hợp đo có hoặc không có sử dụng biến tần thì các điều kiện làm việc, mức độ đáp ứng các thông số công nghệ phải như nhau (ví dụ: đối với một bơm nước, trong trường hợp dùng van tiết lưu để điều chỉnh lưu lượng hay dùng biến tần để điều chỉnh thì mức lưu lượng và áp suất nước cấp phải như nhau, từ đó mới so sánh về chênh lệch lượng điện tiêu thụ).

Biến tần ngoài áp dụng tại các trạm bơm nó còn được ứng dụng trong các nhà máy cấp nước, nhà máy công nghiệp, tòa nhà cao ốc, quạt gió các dàn lạnh lớn, quạt các hệ thống giải nhiệt, quạt thông gió, xử lý khí thải (chức năng điều chỉnh lưu lượng và áp suất gió theo yêu cầu)…

Ông Tước đánh giá, biến tần giúp tiết kiệm từ 10 đến 20% lượng điện tiêu thụ ở các trạm bơm, dĩ nhiên hiệu quả của biến tần phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, từng hoạt động của mỗi trạm bơm cụ thể.

 

Doanh nghiệp chưa tin cậy…

Theo ECC, mặc dù giải pháp tiết kiệm năng lượng được đưa ra khá nhiều nhưng hầu như các DN vẫn thờ ơ, vì cho rằng các giải pháp không đủ độ tin cậy.

Ông Tước cho biết, do DN chưa có thái độ ủng hộ thực hiện giải pháp một cách mạnh mẽ, thiếu nguồn lực cho tư vấn giải pháp, nhận thức của các nhà lãnh đạo trong DN về giải pháp tiết kiệm điện còn thấp.

Ông Tước nói, cách đây 3 năm, khi ông đi thuyết phục DN về tiết kiệm năng lượng thì trong 100 DN, có 50 DN quan tâm, trong đó có 20 DN mong muốn áp dụng, và cuối cùng chỉ có 10 DN thực thi. Như vậy, chỉ có 10% DN nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Con số này quá thấp. Tỉ lệ hiện nay có gia tăng nhưng vẫn không cao, trong 100 DN thì có 80 đến 90% DN quan tâm, nhưng cũng chỉ có 50% mong muốn và 30% áp dụng giải pháp thực tế. Qua đó cho chúng ta thấy, DN không mấy mặn mà với việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng.

Mặt khác, các nhà tư vấn giải pháp còn chưa phân tích được những lợi ích mà giải pháp đem lại như: hiệu quả, năng suất, thời gian hoàn vốn là bao lâu, có khả thi không?!

Ngoài công nghệ ra, việc tiết kiệm năng lượng còn phụ thuộc vào quản lý sản xuất, thiết kế sản xuất ban đầu sao cho phù hợp với DN.

Theo www.pcworld.com.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Hội Tin học Việt Nam
VAA
Hội tin học Thành Phố Hồ Chí Minh
Công ty TNHH MTV Hanel
Công ty CP Minh Việt
Trung tam TKNL Hanoi (ECC Hanoi)
Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát



www.veia.org.vn

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà MIPEC TOWER 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
Tel: (84-4) 39332845 Fax: (84-4) 39332846
Email: hiephoidientu@veia.org.vn, Website: www.veia.org.vn

.Designed by Intecom ( Minh Việt JSC and HanelCom )