Thứ bảy, 28/12/2024
Translate
Tìm kiếm
Giới thiệu chung VEIA
English
Tin tức và sự kiện
Doanh nghiệp hội viên VEIA
Xúc tiến thương mại
Dịch vụ trực tuyến B2B
Thế giới công nghệ
Xã hội điện tử-thông tin
Văn bản pháp quy
Hội viên Hiệp hội điện tử
English News and Events
Đại hội VEIA IV
Tạp chí Điện tử Vietnet24h, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Thông tin thời tiết

  Cập nhật: 07/07/2011
Đẩy mạnh xuất khẩu dệt may: Nâng cao hiệu quả chuỗi liên kết nội tại

Theo số liệu báo cáo của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), xuất khẩu toàn ngành Dệt May 6 tháng đầu năm tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, ước đạt 6,16 tỷ USD. Riêng Vinatex 6 tháng tổng doanh thu tăng 33%, xuất khẩu tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Tiêu thụ nội địa ước đạt 8.300 tỷ đồng, tăng 22-23% so với cùng kỳ. Mục tiêu xuất khẩu 13 tỉ USD trong năm 2011 đã nằm trong tầm tay.


Tăng cường chuỗi liên kết nội tại Sợi - Dệt - Nhuộm hoàn tất - May

Thành quả từ định hướng đúng
Có được những kết quả này, là nhờ nỗ lực chung của toàn ngành với những chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Tập đoàn, mà quan trọng nhất là khả năng dự báo tốt về thị trường. Kết thúc năm 2010 với những kết quả khả quan, ngành Dệt may đã xác định trước những khó khăn của thị trường tài chính sẽ diễn ra trong năm 2011. Do đó, ngay từ những tháng đầu tiên, Tập đoàn đã chỉ đạo các đơn vị thành viên triệt để thực hiện các chương trình tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu, giữ vững tốc độ tăng trưởng của các thị trường trong cũng như ngoài nước. Trong ký kết hợp đồng xuất khẩu, luôn tìm những hình thức phù hợp để hạn chế bị ảnh hưởng của lãi suất ngân hàng ngày càng tăng cao. 

Mặc dù tình hình tài chính chung rất khó khăn, nhưng Vinatex vẫn tập trung cho các dự án đầu tư. 6 tháng đầu năm, 52 dự án đầu tư vẫn tiếp tục được triển khai. Tuy nhiên, việc đầu tư có tính trọng điểm, ưu tiên các dự án cho lĩnh vực may mặc và sản xuất sợi, là những dự án mà tỉ suất lợi nhuận tốt, thời gian đầu tư ngắn, lại có khách hàng đảm bảo đầu ra. Sau khi đưa ra các tiêu chí rất cụ thể để sàng lọc, Tập đoàn dồn toàn bộ nguồn lực để hoàn thành các dự án trong thời gian sớm nhất, đem lại hiệu quả, tránh tình trạng đầu tư dàn trải. Đặc biệt là các dự án ưu tiên kêu gọi các khách hàng truyền thống trở thành đối tác đầu tư, tận dụng một phần nguồn vốn của các đối tác để đẩy nhanh tiến độ các dự án.

Nâng cao hiệu quả chuỗi liên kết nội tại
Với kế hoạch 6 tháng cuối năm đạt kim ngạch xuất khẩu 6,8 tỉ USD, nhưng ngành Dệt may đang tự tin vào khả năng sẽ vượt khoảng 200-400 triệu USD, đạt tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2011 vào khoảng 13,2-13,4 tỉ USD. Riêng Vinatex, phấn đấu doanh thu 6 tháng cuối năm đạt trên 17.500 tỉ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,2 tỉ USD. Để thực hiện được những mục tiêu này, Tập đoàn đã đề ra những giải pháp hết sức cụ thể, chi tiết đến từng lĩnh vực mà đầu tiên, quan trọng nhất được kể đến là công tác thị trường. 

Nghị quyết Hội đồng Thành viên của Vinatex đã nhấn mạnh đến việc nâng cao hiệu quả của chuỗi liên kết nội tại giữa các doanh nghiệp trong Tập đoàn (Sợi – Dệt – Nhuộm hoàn tất – May), tạo sức mạnh tổng hợp, tăng sức cạnh tranh của Tập đoàn nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng trong 6 tháng cuối năm và sang 2012 tới đây. Tiếp tục nâng cao chất lượng giá trị gia tăng của đơn hàng FOB. Ông Lê Tiến Trường – Ủy viên Hội đồng Thành viên, Phó Tổng giám đốc thường trực Vinatex cho biết, hiện nay, các doanh nghiệp đang rất chú ý tới các đơn hàng bao gồm cả thiết kế (ODM) nhằm đạt mức lợi nhuận cao hơn, cũng như xây dựng thương hiệu của hàng Dệt may Việt Nam. Mục tiêu đến cuối năm 2011 có khoảng 5% các đơn hàng ODM. Đến năm 2015 phấn đấu tỉ lệ này đạt trên 15% và đến năm 2020 là 20%. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, để khỏi lo nguồn vốn rất lớn cho nguyên liệu trong khi lãi suất vay vốn quá cao, nhiều doanh nghiệp chấp nhận các hợp đồng làm hàng gia công. Ông Trường cho rằng, trong ngắn hạn đó là giải pháp hợp lý. 

Tìm chiến lược cạnh tranh phù hợp
Bên cạnh việc tăng trưởng sản xuất, Việt Nam cũng cần tìm ra chiến lược cạnh tranh phù hợp thông qua việc phân tích, đánh giá các đối thủ cạnh tranh chính trên thế giới mà cụ thể ở đây là Trung Quốc. Bởi mặc dù, Dệt may Việt Nam trong những năm qua tăng trưởng nhanh đứng vào top 5 trên thế giới, nhưng khoảng cách đối với nhà sản xuất lớn nhất thế giới là Trung Quốc còn rất xa. Theo số liệu thống kê, hàng dệt may Trung Quốc vào thị trường Mỹ chiếm 42% xếp thứ nhất, thì Việt Nam đứng thứ hai nhưng chỉ chiếm 8%. Đây là khoảng cách rất xa cần phấn đấu để nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn ngành, rút ngắn khoảng cách và tạo sự phát triển bền vững trong tương lai. 

Và để thực hiện được việc này, đương nhiên công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực cũng được đặc biệt chú trọng. Công tác nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh theo hướng gắn với thực tế, nâng cao tính thực tiến của các đề tài, thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu. Đồng thời, triển khai chương trình đào tạo chuyển đổi nghề cho 30.000 lao động nông thôn, trong đó định hướng khoảng 10.000 lao động phục vụ Tập đoàn. 

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Bên cạnh đó, Tập đoàn đã lên chương trình xây dựng từ 2011-2013 về cơ bản hình thành chuẩn mực doanh nghiệp dệt may gắn với chuẩn mực văn hóa doanh nghiệp, tạo các giá trị cốt lõi, đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Xây dựng môi trường làm việc đoàn kết, công khai, minh bạch, công bằng, tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi thành viên; Tạo điều kiện làm việc thuận lợi, đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe cũng như duy trì mức thu nhập trung bình khá trở lên, có đời sống tinh thần phong phú; Tạo mối quan hệ hài hóa giữa người sử dụng lao động và người lao động trong từng doanh nghiệp, tiếp tục mở rộng việc ký kết các Thỏa ước lao động tập thể ngành tới các đơn vị thành viên.
Ngoài các biện pháp mà các doanh nghiệp phải thực hiện, ngành Dệt may cũng kiến nghị Chính phủ cần có chính sách phát triển ngành Dệt may một cách ổn định, lâu dài tại các khu công nghiệp tập trung cũng như tại các vùng trồng cây nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như cây bông vải, đay, cói… Các tỉnh, thành phố có các dự án đầu tư trồng cây nguyên liệu cần tạo điều kiện trong việc giải quyết các thủ tục liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất, hỗ trợ các đơn vị trong việc cải tạo đất cũng như công tác khuyến nông.

Theo www.tapchicongnghiep.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Hội Tin học Việt Nam
VAA
Hội tin học Thành Phố Hồ Chí Minh
Công ty TNHH MTV Hanel
Công ty CP Minh Việt
Trung tam TKNL Hanoi (ECC Hanoi)
Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát



www.veia.org.vn

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà MIPEC TOWER 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
Tel: (84-4) 39332845 Fax: (84-4) 39332846
Email: hiephoidientu@veia.org.vn, Website: www.veia.org.vn

.Designed by Intecom ( Minh Việt JSC and HanelCom )