Cập nhật: 28/08/2011 |
Mở rộng Công nghiệp phụ trợ sang lĩnh vực điện tử - TĐH là bước chuyển chiến lược sẽ đem lại hiệu quả cao |
|
Người ta nói nhiều về ngành Công nghiệp (CN) phụ trợ (gần đây lại dùng thuật ngữ “CN hỗ trợ” để nâng tầm quan trọng của nó) hiện đang tiến quá chậm, không đạt chỉ tiêu đề ra. Dù là CN phụ trợ hay hỗ trợ thì thực chất nội dung vẫn thế. Hướng chủ đạo mà ngành CN này là sản phẩm của nó là một phần của sản phẩm công nghệ lõi. Trong chế tạo ôtô, sản phẩm của CN phụ trợ là cửa xe, cần gạt nước, hệ thống nâng hạ kính, các bộ phận nhựa, …
|
|
Nói tóm lại là những sản phẩm phụ đó phải lắp vào với sản phẩm lõi như động cơ, sác xi, để thành một ôtô hoàn chỉnh theo thiết kế của bản hãng. Việc sản xuất các phụ kiện trên có thể thực hiện theo 2 cách: Hoặc nhận gia công trên dây chuyền, vật liệu do nhà sản xuất lõi cung cấp; Hoặc ta thiết kế, chế tạo theo đơn đặt hàng của họ. Cách thứ nhất thực hiện dễ dàng vì chỉ cần có vị trí lắp đặt máy và nhân công vận hành, còn họ mang mọi thứ đến từ máy móc, vật tư, qui trình sản xuất… sản phẩm sẽ đáp ứng đúng theo yêu cầu. Còn cách thứ hai mà lâu nay ta kỳ vọng thực hiện là làm từ thiết kế đến chọn vật liệu, qui trình sản xuất cho đến khi hoàn chỉnh một sản phẩm xuất lại cho người đặt hàng là điều hiện nay khó thực hiện. Sở dĩ kế họach phát triển CN phụ trợ theo cách thứ hai không hoàn thành là khi hoạch định phát triển CN phụ trợ trong cơ - chế tạo đã dựa vào luận điểm phân loại theo chính và phụ và hướng theo cách gia công trong ngành may mặc. Quần áo có dung sai lớn, độ chuẩn về vật tư không cao, máy may gia công có các chủng loại không đồng nhất, và cuối cùng quần áo được người thợ thủ công may ráp lại và xuất xưởng nguyên chiếc, tuy sản xuất hàng lọat nhưng hoàn thành theo cách làm đơn chiếc. Mô hình sản xuất này cũng thấy trong ngành đóng tàu hiện nay, mặc dù nó ở qui mô lớn, phức tạp và nặng nề hơn nhiều lần, nhưng vẫn là gia công đơn chiếc… Còn sản phẩm của CN phụ trợ tuy không lớn nhưng phải lắp lẫn vào các bộ phận khác do cơ sở khác sản xuất không những cần độ chính xác cao mà còn vật tư, thiết bị, qui trình chế tạo rất chặt chẽ, bởi đời sống của nó phải song hành cùng các bộ phận khác của sản phẩm tổng thể. Cho nên muốn phát triển ngành CN phụ trợ (không mang nghĩa gia công đơn thuần) mà không chú trọng phát triển đồng bộ trong ngành cơ khí (kể cả ngành vật liệu) thì thành công kém cỏi là điều đã thấy. Ngoài lĩnh vực cơ-chế tạo có một hướng khác để ta phát triển ngành CN phụ trợ là triển khai trong lĩnh vực điện tử-TĐH để cung cấp sản phẩm công nghệ cao cho các hãng công nghệ lõi. Những thuận lợi cơ bản trong lĩnh vực này là: Thứ nhất, thị trường ở nước ta về lĩnh vực này rất lớn vì bên cạnh phần cơ khí của tất cả các thiết bị từ nhỏ nhẹ như điện thoại di động, đồ dùng gia đình đến máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất thông minh đều có bộ não là điện tử. Dân số nước ta đông, đất nước đang tiến vào nền công nghiệp hiện đại có hàng trăm ngàn DN sản xuất hàng hóa. Trên thế giới có hàng trăm chủng loại thiết bị thì có hàng ngàn nhà xản xuất. Thứ hai là việc tiệm cận đến bộ não của thiết bị thông qua con người, nhờ trí óc và tay nghề của họ tạo khả năng khai thác trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại trong một thế giới phẳng như hiện nay là điều chúng ta có thể thực hiện được. Thứ ba là đầu tư cho CN phụ trợ loại này lợi hơn về mặt tài chính. Trong lĩnh vực công nghệ cao nếu biết cách làm có thể thực hiện việc đi trước đón đầu. Một cách khách quan thấy rằng sự tiến bộ và hiệu quả trong lĩnh vực điện tử -TĐH thực tế xảy ra nhanh hơn so với phát triển của ngành cơ - chế tạo. Mặc dù ngành Cơ khí luôn là bản lề của công nghiệp hóa đất nước và chúng ta cần phải phát triển ngành này cho chính mình. Với quan điểm phát triển công nghiệp phụ trợ vì sự tiến bộ và hiệu quả kinh tế thì cần mở rộng sang lĩnh vực điện tử - TĐH là điều nên lựa chọn. Hiện nay ta đang có những cơ sở điện tử thực hiện việc lắp ráp gia công theo thiết kế nước ngoài. Các cơ sở này nên chuyển một phần hoạt động sang việc nhận thiết kế, sản xuất các bộ phận chức năng của thiết bị điện tử - TĐH của các hãng. Đồng thời cần hình thành nhiều cơ sở khác, đầu tư nhân lực, cơ sở vật chất, triển khai việc tìm kiếm địa chỉ khách hàng, nghiên cứu mặt hàng mà ta có thể đáp ứng theo yêu cầu của họ. Trước hết cần có chủ trương của Nhà nước về lĩnh vực này. Mở rộng CN phụ trợ sang điện tử -TĐH không chỉ là bước chuyển chiến lược mà còn là cách thông qua phần cứng về lâu dài thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phần mềm TĐH nhằm làm chủ các bộ não của thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất, tạo tiền đề vật chất để tiến vào nền kinh tế tri thức.
Theo www.automation.net.vn |