Cập nhật: 03/10/2011 |
Hiệp định Đối tác Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là gì? |
|
Hiệp định Đối tác Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP - Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement) tính đến thời điểm tháng 12/2010 đã trải qua 6 vòng đàm phán với 9 thành viên: Hoa Kỳ, Úc, Niu Di-lân, Singapore, Malaysia, Brunei, Pêru, Chilê, và Việt Nam. Theo dự kiến, Hiệp định này sẽ là một Hiệp định mở để có thể tiếp tục kết nạp thêm các thành viên trong tương lai.
|
|
1. Tóm tắt quá trình đàm phán Hiệp định TPP - Hiệp định Đối tác Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP) tính đến thời điểm này (tháng 12/2010) đã trải qua 6 vòng đàm phán với 9 thành viên: Hoa Kỳ, Úc, Niu Di-lân, Singapore, Malaysia, Brunei, Pêru, Chilê, và Việt Nam. Theo dự kiến, Hiệp định này sẽ là một Hiệp định mở để có thể tiếp tục kết nạp thêm các thành viên trong tương lai. - TPP sẽ là một Hiệp định có mục tiêu và chất lượng cao, hướng tới tự do hoá 100% số dòng thuế vì: (i) FTA đã có của các nước TPP (trừ Việt Nam) đều có mức độ tự do hoá bằng hoặc xấp xỉ 100% số dòng thuế; (ii) Trong đàm phán TPP, nhiều nước đã đưa ra bản chào ở mức độ rất cao là 100% số dòng thuế thực hiện xoá bỏ thuế quan, trong đó 90-95% số dòng thuế thực hiện xoá bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực thực hiện. - Việt Nam đã ký FTA với hầu hết các nước thành viên TPP, chỉ trừ có Hoa Kỳ, Pêru (Chilê đang đàm phán FTA song phương với Việt Nam).
2. Bản yêu cầu của Hoa Kỳ Bộ Tài chính gửi kèm theo bản yêu cầu của Hoa Kỳ về lộ trình cắt giảm và xoá bỏ thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam. Theo đó, Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam phải thực hiện xoá bỏ thuế ngay đối với 79,68% số dòng thuế, 2,15% số dòng thuế xoá bỏ thuế trong vòng 5 năm, 2,57% số dòng thuế xoá bỏ thuế trong vòng 10 năm, đối với 15,60% số dòng thuế còn lại Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đưa ra yêu cầu trong thời gian tới.
3. Đề nghị Để chuẩn bị xây dựng phương án đàm phán của Việt Nam, Bộ Tài chính đề nghị các Tập đoàn/Tổng Công ty/Hiệp hội và doanh nghiệp căn cứ vào tài liệu kèm theo, năng lực sản xuất của mình, mức cam kết đã có với các đối tác khác (ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Niu Dilân)....và yêu cầu của Hoa Kỳ để đề xuất khả năng tối đa về xoá bỏ thuế quan (lộ trình ngắn nhất) theo các danh mục sau: • Danh mục xoá bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực thực hiện (ký hiệu là A): Dự kiến là 2013/2014. • Danh mục xoá bỏ thuế quan trong vòng 3 năm (ký hiệu là B3): dự kiến là 2016/2017. • Danh mục xoá bỏ thuế quan trong vòng 5 năm (ký hiệu là B5): dự kiến là 2018/2019. • Danh mục xoá bỏ thuế quan trong vòng 7 năm (ký hiệu là B7): dự kiến là 2020/2021. • Danh mục xoá bỏ thuế quan trong vòng 10 năm (ký hiệu là B10): dự kiến là 2023/2024.
4. Giải thích tài liệu tham khảo Bộ Tài chính xin cung cấp tài liệu danh mục hàng hoá và các thông tin liên quan làm cơ sở để các Tập đoàn/Tổng Công ty/Hiệp hội và doanh nghiệp tham khảo. Gồm các thông tin:
TT
|
Ký hiệu
|
Chú giải
|
1
|
Mã HS
|
Ký hiệu mã số hàng hoá trong Biểu thuế MFN
|
2
|
Mô tả hàng hoá
|
Nội dung hàng hoá chi tiết theo mã HS
|
3
|
Thuế suất MFN
|
Là mức thuế suất MFN tại thời điểm 1/1/2010. Đây sẽ là mức thuế suất cơ sở để bắt đầu thực hiện cắt giảm
|
4
|
Thuế suất cam kết
|
Là mức thuế suất cam kết cuối cùng (và năm thực hiện) của Việt Nam trong WTO và các FTA đã ký kết:
+ WTO: cam kết WTO
+ AC: ASEAN-Trung Quốc
+ AK: ASEAN-Hàn Quốc
+ EPA: Việt Nam-Nhật Bản
+ ANZ: ASEAN-Úc-Niu Dilân
Ví dụ: 0%-2015 tức là thuế suất sẽ bằng 0% vào năm 2015 khi nhập khẩu từ đối tác đó.
|
5
|
Hoa Kỳ yêu cầu
|
A: xoá bỏ thuế quan ngay khi HĐ có hiệu lực thực hiện
B: xoá bỏ thuế quan trong vòng 5 năm
C: xoá bỏ thuế quan trong vòng 10 năm
U: sẽ đưa ra yêu cầu vào thời điểm sau này
|
6
|
NK US
|
Số liệu nhập khẩu từ Hoa Kỳ năm 2009 (triệu USD)
|
7
|
NK Trung Quốc
|
Số liệu nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2009 (triệu USD)
|
8
|
NK Hàn Quốc
|
Số liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc năm 2009 (triệu USD)
|
9
|
NK Nhật Bản
|
Số liệu nhập khẩu từ Nhật Bản năm 2009 (triệu USD)
|
10
|
NK Úc-Niu Dilân
|
Số liệu nhập khẩu từ Úc và Niu Dilân năm 2009 (triệu USD)
|
11
|
NK TG
|
Số liệu nhập khẩu thế giới năm 2009 (triệu USD)
|
Danh mục: TPP-danhmuc_dientu.pdf Dampham_TPP_lacanthiet.doc |