Thứ sáu, 10/01/2025
Translate
Tìm kiếm
Giới thiệu chung VEIA
English
Tin tức và sự kiện
Doanh nghiệp hội viên VEIA
Xúc tiến thương mại
Dịch vụ trực tuyến B2B
Thế giới công nghệ
Xã hội điện tử-thông tin
Văn bản pháp quy
Hội viên Hiệp hội điện tử
English News and Events
Đại hội VEIA IV
Tạp chí Điện tử Vietnet24h, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Thông tin thời tiết

  Cập nhật: 31/10/2011
Người đưa tên miền .vn đến kiều bào ở nước ngoài

Phước Lee Johnson, Tổng Giám đốc Tập đoàn HI-TEK Multimedia - Việt kiều đầu tiên vừa được Thủ tướng tặng bằng khen về những đóng góp cho sự phát triển Internet Việt Nam đã chia sẻ với Bưu điện Việt Nam về công việc đầy tâm huyết của mình.

1a.jpg
“HI-TEK sẽ tiếp tục triển khai các ứng dụng của tên miền tiếng Việt trên Internet góp phần xây dựng và gìn giữ các giá trị văn hoá Việt trên Internet”, ông Lee khẳng định. Ảnh: Ngọc Mai
Đã từng gặt hái thành công tại thị trường Mỹ và Mexico, lý do nào khiến ông quay về kinh doanh tại Việt Nam?

Tôi sinh ra ở Việt Nam, được học tập, trưởng thành tại Hoa Kỳ, một trung tâm khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới. Năm 1992, tôi cùng các cộng sự đã thành lập nên HI-TEK Multimedia và thu được những thành công khả quan tại thị trường Mỹ, Mexico. Tuy nhiên, cũng như rất nhiều người Việt đang sinh sống và làm việc ở các nước trên thế giới, trong tôi luôn có một sự thôi thúc cần phải làm điều gì đó góp phần vào sự phát triển của cộng đồng Việt Nam. Bởi thế, sau 30 năm sinh sống và định cư tại Hoa Kỳ, năm 2001, tôi đã trở về Việt Nam nhằm tìm cơ hội và mong muốn thực hiện ước mơ đóng góp cho đất nước. Trăn trở trước thực trạng phát triển Internet tại Việt Nam, chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) ngay từ những ngày đầu tiên VNNIC mới thành lập để đưa ra những tư vấn về chính sách phát triển và quản lý tên miền quốc tế, xây dựng kế hoạch tiếp thị tổng thể cho tên miền .vn và sự phát triển Internet tại Việt Nam. Chúng tôi đã và vẫn đang chú tâm phát triển tên miền tiếng Việt thuần Việt trên Internet.

HI-TEK là doanh nghiệp đầu tiên được Bộ TT&TT uỷ quyền cấp phép, quảng bá dịch vụ tên miền .vn ra thế giới qua cổng thông tin www.vn. Việc phổ biến tên miền tiếng Việt ra thế giới có khó khăn gì, thưa ông?

Hiện có hơn 3 triệu người Việt sinh sống ở nước ngoài, chưa kể thế hệ con em Việt kiều trong tương lai. Trong quá trình tiếp thị, quảng bá tên miền tiếng Việt ở nước ngoài, chúng tôi đã gặp khá nhiều khó khăn. Chẳng hạn như trước đây, trình duyệt của mạng Internet không hỗ trợ phông chữ tiếng Việt. Tuy nhiên, khó khăn này đã được khắc phục.

Người Việt ở nước ngoài có phải mất phí đăng ký tên miền .vn hay không?

Bộ Tài chính Việt Nam đã ban hành chính sách miễn phí tên miền tiếng Việt nên chúng tôi không thu phí. Chúng tôi có quan điểm giúp người chính là giúp mình (help you - help me). Người sử dụng đăng ký tên miền tiếng Việt cũng có nghĩa là họ cùng tham gia trực tiếp với chúng tôi xây dựng một nền tảng văn hoá Việt trên Internet.

Trung bình hàng tháng hiện có khoảng bao nhiêu tên miền .vn được đăng ký ở nước ngoài?

Hiện tại, tên miền tiếng Việt chưa được phổ biến rộng rãi tới cộng đồng người Việt ở nước ngoài cũng như ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chúng tôi đang có chiến lược ưu tiên trước cho cộng đồng người Việt Nam ở tại Việt Nam, thuyết phục người Việt tại Việt Nam hiểu nhiều hơn về việc đăng ký tên miền tiếng Việt để tiếp cận những tên miền có thể giúp họ phát triển kinh doanh, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Thực tế đã xảy ra vụ tranh chấp tên miền tiếng Việt nào tại nước ngoài hay chưa?

Đa phần doanh nghiệp sử dụng tên miền tiếng Việt đã có hiểu biết về vấn đề sở hữu trí tuệ nên đã đăng ký “bao vây” tất cả các thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ… của mình. Hiện chưa có tranh chấp nào xảy ra.

Theo ông, việc đưa tên miền tiếng Việt ra nước ngoài sẽ có tác động thế nào tới cộng đồng người Việt ở nước ngoài?

Cộng đồng người Việt ở nước ngoài thường xuyên tra cứu thông tin trên mạng Internet thông qua một số tờ báo điện tử ở Việt Nam. Nhưng số lượng báo điện tử còn ít, nội dung không phong phú lắm, và còn rất nhiều lĩnh vực khác cần có sự chia sẻ của cộng đồng. Tên miền tiếng Việt sẽ tạo điều kiện để người Việt Nam tại nước ngoài và thế hệ con em của họ có những phương tiện để có thể tìm kiếm thông tin về quê hương, nguồn gốc của mình.

HiTek là đơn vị đầu tiên được Bộ TT&TT cấp phép nhưng không phải  là “duy nhất”. Ông đánh giá thế nào về khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực này thời gian tới?

Trên thế giới hiện có tới mấy chục ngàn công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực đăng ký tên miền, mỗi công ty có cách tiếp cận thị trường và khách hàng riêng của mình. Thương trường luôn có cạnh tranh. Nhưng nếu cạnh tranh lành mạnh thì các doanh nghiệp sẽ cùng nhau tăng được giá trị gia tăng cho mảng kinh doanh Internet. Độc quyền chưa chắc đã làm được việc đó. Khi HI-TEK “một mình một sân” thì sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của cả một đất nước lớn. Sẽ rất cần có thêm những cộng tác viên và đối tác khác để cùng phát triển, nhất là các nhà đăng ký tên miền tại Việt Nam.

Bản thân là người tiếp thị tên miền tiếng Việt ra thế giới, ông có kỷ niệm thú vị nào liên quan tới tên miền .VN?

HI-TEK đặt ra chiến lược kinh doanh “Tiếp thị là Giáo dục và Giáo dục là tiếp thị”. Nếu sử dụng tên miền tiếng Việt có dấu thì những từ này rất rõ nghĩa, nhưng nếu dùng tiếng Việt không dấu thì không thể nhận định được ý nghĩa của chúng. Tôi thiết nghĩ Chính phủ và mọi người dân Việt Nam cần có sự đóng góp để xây dựng ngôn ngữ thuần Việt trên Internet vững bền.

Cảm ơn ông!

Theo www.ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Hội Tin học Việt Nam
VAA
Hội tin học Thành Phố Hồ Chí Minh
Công ty TNHH MTV Hanel
Công ty CP Minh Việt
Trung tam TKNL Hanoi (ECC Hanoi)
Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát



www.veia.org.vn

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà MIPEC TOWER 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
Tel: (84-4) 39332845 Fax: (84-4) 39332846
Email: hiephoidientu@veia.org.vn, Website: www.veia.org.vn

.Designed by Intecom ( Minh Việt JSC and HanelCom )