Thứ sáu, 10/01/2025
Translate
Tìm kiếm
Giới thiệu chung VEIA
English
Tin tức và sự kiện
Doanh nghiệp hội viên VEIA
Xúc tiến thương mại
Dịch vụ trực tuyến B2B
Thế giới công nghệ
Xã hội điện tử-thông tin
Văn bản pháp quy
Hội viên Hiệp hội điện tử
English News and Events
Đại hội VEIA IV
Tạp chí Điện tử Vietnet24h, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Thông tin thời tiết

  Cập nhật: 11/11/2011
Viettel tiếp nhận EVN Telecom trái Luật Cạnh tranh?

Theo Hanoi Telecom, việc chuyển giao phần băng tần 3G của EVN Telecom cho Viettel là trái với quy định của Luật cạnh tranh, tạo điều kiện cho Viettel trở thành “doanh nghiệp có vị trí độc quyền” trên thị trường viễn thông Việt Nam.

Hanoi Telecom chủ quản mạng Vietnamobile muốn cung cấp 3G cho khách hàng của mình sau khi mua lại băng tần 3G của EVN Telecom.
 
Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội - Hanoi Telecom vừa có công văn gửi lên Cục quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng về việc vi phạm Luật Cạnh tranh trong việc chuyển giao EVN Telecom cho Viettel.

 

Theo ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Tổng giám đốc Hanoi Telecom, sau khi biết công ty viễn thông điện lực EVN Telecom sẽ được cơ cấu theo hướng phải bán hoặc sáp nhập với các doanh nghiệp viễn thông khác, công ty Hanoi Telecom và đối tác quốc tế Hutchison Telecom trong hợp đồng hợp tác kinh doanh đã có công văn gửi đến Thủ tướng, các Phó thủ tướng, Bộ, Ban, Ngành về đề xuất mua lại phần băng tần 3G và cơ sở hạ tầng của EVN Telecom.

 

Trong văn bản kiến nghị gửi Cục quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng, Hanoi Telecom đã nêu ra ba vấn đề lớn. Thứ nhất, nếu mọi nguồn lực của EVN Telecom được chuyển giao toàn bộ cho Viettel bao gồm cả tài nguyên tần số 2G, 3G thì chỉ riêng đơn vị này sở hữu tới trên 50% tổng quỹ tần số 3G của quốc gia. Việc này vi phạm Điều 18, Mục 3, Luật cạnh tranh số 27/2004/QH11 trong đó đã quy định rõ: “Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan”.

 

Vì vậy, theo Hanoi Telecom, việc chuyển giao phần băng tần của EVN Telecom cho Viettel là trái với quy định của Luật cạnh tranh, tạo điều kiện cho Viettel trở thành “doanh nghiệp có vị trí độc quyền” trên thị trường viễn thông Việt Nam.

 

Thứ hai, theo báo cáo mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông, Viettel hiện chiếm gần 37% thị phần thông tin di động tại Việt Nam. Theo Điều 11, Mục 2, Luật cạnh tranh, với trên 30% thị phần, Viettel được coi là “doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường”. Nếu lấy được phần băng tần 3G đang chia sẻ với Hanoi Telecom từ EVN Telecom, việc Viettel sẽ “ngăn cản việc tham gia thị trường” cung cấp dịch vụ 3G “của những đối thủ cạnh tranh” như Hanoi Telecom.

 

Điều này là không thể tránh khỏi bởi chỉ với một phần nhỏ băng tần 3G còn lại, Hanoi Telecom sẽ không thể cung cấp dịch vụ 3G ra thị trường với giá cả cạnh tranh nhất do chi phí triển khai quá lớn (2.5 đến 3 lần). Điều này đi ngược với quy định cấm “lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường” theo Điều 13, Mục 2, Luật cạnh tranh.

 

Thêm nữa trong kế hoạch tiếp nhận EVN Telecom của Viettel, Viettel sẽ được sử dụng miễn phí tất cả các cột tháp anten và hàng chục triệu cột điện trong khi đó các nhà mạng khác phải thuê cột điện để treo cáp với giá tăng gấp trên 7 lần so với giá khởi điểm. Điều này cũng vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật Cạnh tranh.

 

Như vậy, việc tập trung kinh tế quá mức và dồn mọi nguồn lực của EVN Telecom cho Viettel là trái với các quy định của Luật cạnh tranh đã được Đảng, Chính phủ và Quốc hội thông qua cũng như các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.

 

Với những lý do trên, Hanoi Telecom mong Cục quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng trên cương vị là cơ quan quản lý và giải quyết các tranh chấp về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, người tiêu dùng cần có ý kiến công khai với Chính phủ về việc này trên tinh thần khách quan, minh bạch, đảm bảo tạo lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam, tránh sự quay trở lại thời kỳ độc quyền cũ hoặc dạng biến tướng của hình thức độc quyền mới.

 

Trước khi gửi công văn “kêu” với Cục Quản lý cạnh tran, trong tháng 10, Hanoi Telecom cũng đã gửi công văn xin được mua lại phần băng tần của EVN Telecom lên Thủ tướng Chính phủ. Riêng về phần thiết bị và hạ tầng mạng 3G mà EVN Telecom đã đầu tư, Hanoi Telecom cũng chấp nhận mua lại đúng giá trị đã đầu tư.

 

Toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng cáp quang chiến lược và hạ tầng viễn thông khác, Hanoi Telecom cho rằng cần giao lại cho các tập đoàn viễn thông lớn khác để sử dụng và khai thác hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu Chính phủ mong muốn, Hanoi Telecom có thể nhận mua lại theo đơn giá và các điều kiện giống như VTC và EVN Telecom đã kí hợp đồng chính thức.

 

Theo quy chế thi tuyển 3G, liên danh Hanoi Telecom và EVN Telecom đã trúng tuyển và được cấp phép. Hai liên danh này cùng giữ dải băng tần 2x15MHz trọn vẹn không chia cắt để đảm bảo hiệu quả tài nguyên quốc gia cũng như để doanh nghiệp có thể cung cấp đầy đủ các ứng dụng trên nền 3G.

 

Sau khi trúng tuyển 3G, EVN và Hanoi Telecom đã kí thoả thuận hợp tác chiến lược trong vòng 10 năm. Theo thoả thuận hợp tác này, EVN và Hanoi Telecom cam kết hợp tác nhằm tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng kĩ thuật của nhau.

 

Trong 3 năm đầu tiên, liên danh EVN Telecom (đơn vị trực thuộc EVN) và Hanoi Telecom sẽ đầu tư khoảng 6.000 tỉ đồng cho triển khai 3G, đảm bảo phủ sóng tới 50% dân cư khi cung cấp dịch vụ. Liên danh EVN Telecom và Hanoi Telecom cũng dự kiến trong thời gian đầu sẽ xây dựng khoảng 8.000 BTS.

Theo www.vnmedia.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Hội Tin học Việt Nam
VAA
Hội tin học Thành Phố Hồ Chí Minh
Công ty TNHH MTV Hanel
Công ty CP Minh Việt
Trung tam TKNL Hanoi (ECC Hanoi)
Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát



www.veia.org.vn

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà MIPEC TOWER 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
Tel: (84-4) 39332845 Fax: (84-4) 39332846
Email: hiephoidientu@veia.org.vn, Website: www.veia.org.vn

.Designed by Intecom ( Minh Việt JSC and HanelCom )