Thứ sáu, 10/01/2025
Translate
Tìm kiếm
Giới thiệu chung VEIA
English
Tin tức và sự kiện
Doanh nghiệp hội viên VEIA
Xúc tiến thương mại
Dịch vụ trực tuyến B2B
Thế giới công nghệ
Xã hội điện tử-thông tin
Văn bản pháp quy
Hội viên Hiệp hội điện tử
English News and Events
Đại hội VEIA IV
Tạp chí Điện tử Vietnet24h, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Thông tin thời tiết

  Cập nhật: 29/11/2011
Đà Nẵng đưa máy tính vào học đường

Ngành GDĐT Đà Nẵng đặt mục tiêu nâng cấp đồng bộ hệ thống CNTT trong các trường lớp địa phương nhằm tăng cường khả năng kết nối, hình thành cổng giao tiếp điện tử hiệu quả cho ngành.

Nhu cầu lớn, cơ hội bé

Công ty Cổ phần Đô thị FPT Đà Nẵng cho biết vừa tiến hành trao tặng 1 phòng máy tính hỗ trợ công tác giảng dạy cho các thầy cô giáo trường tiểu học Triệu Thị Trinh (Liên Chiểu, Đà Nẵng) trong dịp 20/11/2011 năm nay. Đây là động thái đầu tiên của đơn vị này trước thông tin kêu gọi hỗ trợ phát triển hạ tầng thiết bị CNTT cho ngành giáo dục địa phương, theo chương trình tin học hóa trường lớp của Sở GDĐT Đà Nẵng. Ông Bùi Thiện Cảnh, Giám đốc doanh nghiệp nhìn nhận trong thời gian đến, Công ty Đô thị FPT sẽ tiếp tục tham gia thay đổi môi trường dạy và học địa phương theo hướng hỗ trợ trực tiếp về máy tính như vậy.

Ông Bùi Thiện Cảnh (trái), Giám đốc Công ty Cổ phần Đô thị FPT trao tặng phòng máy tính cho Trường tiểu học Triệu Thị Trinh (Đà Nẵng).
Theo đánh giá của ngành GDĐT Đà Nẵng, hiện tại, hệ thống các trường học ở đây đã gần đạt mục tiêu trang bị máy tính cho mỗi trường lớp. Từ nhiều nguồn đầu tư khác nhau, trong đó 1 phần do chính các doanh nghiệp tài trợ, các trường học nội thị Đà Nẵng đã được trang bị tối thiểu 1 phòng máy tính khoảng 30 máy/trường giành cho học tập, và hệ thống các máy nối mạng cục bộ phục vụ công tác quản lý, giảng dạy. Riêng các trường phổ thông trung học, việc trang bị máy tính giảng dạy còn đưa đến tận các lớp học.

 

Công tác giảng dạy và cập nhật tin học hóa tại các trường lớp ở Đà Nẵng đã thực sự đổi mới. Từ năm học 2010 – 2011, Sở GDĐT Đà Nẵng đã đưa phần mềm quản lý SSM vào các trường THCS, THPT nhằm tăng cường chất lượng quản lý; đồng thời hướng dẫn các trường dùng phần mềm chia thời khóa biểu, tạo đề thi trắc nghiệm… trên website tài nguyên của Bộ GDĐT vào phục vụ học tập, giảng dạy. Rất nhiều phần mềm chuyên dụng khác về trợ giảng, soạn giáo án điện tử cũng đã được nhiều trường áp dụng, đặc biệt ở các lớp bồi dưỡng năng khiếu hay chuyên ngành.

Từ thực tế đó, ngành GDĐT Đà Nẵng khẳng định đang gặp nhiều khó khăn về đầu tư, đổi mới thiết bị máy tính, thiết bị hỗ trợ giảng dạy. Ông Bùi Phùng, Hiệu trưởng Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Thanh Khê) nhìn nhận, kết quả ứng dụng CNTT tại nhà trường càng tốt, chất lượng các giáo án và bài giảng càng cao, tạo hứng thú cho học sinh, song lại càng bộc lộ những nhược điểm về mặt thiết bị tin học trong trường lớp. Vì thế, trường nào cũng mong muốn có được sự chia sẻ, quan tâm đầu tư vào hệ thống thiết bị tin học ở nhà trường, từ các tổ chức, doanh nghiệp.

Nên có một chuẩn chung?

Sự kiện tặng máy tính cho trường Triệu Thị Trinh của Công ty Đô thị FPT là một trong những phản hồi từ các doanh nghiệp trước lời kêu gọi giúp đỡ của ngành GDĐT Đà Nẵng. Trước đơn vị này, cũng đã có nhiều công ty ủng hộ tài trợ máy tính cho các trường học vùng ven khác, như Tập đoàn Trung Nam tặng máy tính học tập cho trường tiểu học Hòa Liên (Đà Nẵng). Các đơn vị quy mô hơn như Intel, CMC, IBM… còn phát động những chương trình cùng tham gia vận động và cung cấp các giải pháp máy tính chất lượng hơn để hỗ trợ phát triển hạ tầng CNTT giáo dục tại Đà Nẵng.

Tuy nhiên, phản hồi của các trường học tại Đà Nẵng cho thấy, họ cần nhận được sự hỗ trợ có tính đồng bộ và chất lượng cao hơn. Cụ thể, các đơn vị CNTT cần góp ý cùng ngành giáo dục địa phương về chuẩn chung cho máy tính trong nhà trường. Đây chính là điều khiến nhiều trường lớp khi nghe có tài trợ máy tính lại tỏ ra… ngần ngại. Ông Phùng nói, có được tài trợ đã là tốt, nhưng nếu đó là những máy móc không được kiểm tra kỹ, có chất lượng không cao, thiết bị không bảo đảm, thậm chí lạc hậu quá, thì cũng rất khó cho các trường.

Công ty TNHH MTV Phan Quang (Đà Nẵng) cho biết, thời gian qua, với sự hợp tác giữa Intel Việt Nam và các đơn vị cung ứng thiết bị khác, công ty Viết Sơn đã đưa ra thị trường mẫu máy tính All-In-One (tất cả trong một). Đây là mẫu máy tính có tính tích hợp cao, nhỏ gọn hơn mô hình máy PC truyền thống trong khi chất lượng và cấu hình lại hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu về trao đổi thông tin, giảng dạy… Liệu đây có thể là mẫu máy dùng chung cho ngành giáo dục địa phương hay không, câu hỏi vẫn chờ các đơn vị cung ứng phản hồi. Có thể nói, với các mô hình máy tính tích hợp như vậy, và nhất là sự quan tâm của các doanh nghiệp, ngành GDĐT Đà Nẵng sẽ sớm tìm được câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề đưa máy tính vào học đường hiệu quả hơn.

Theo www.pcworld.com.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Hội Tin học Việt Nam
VAA
Hội tin học Thành Phố Hồ Chí Minh
Công ty TNHH MTV Hanel
Công ty CP Minh Việt
Trung tam TKNL Hanoi (ECC Hanoi)
Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát



www.veia.org.vn

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà MIPEC TOWER 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
Tel: (84-4) 39332845 Fax: (84-4) 39332846
Email: hiephoidientu@veia.org.vn, Website: www.veia.org.vn

.Designed by Intecom ( Minh Việt JSC and HanelCom )