Thứ hai, 23/12/2024
Translate
Tìm kiếm
Giới thiệu chung VEIA
English
Tin tức và sự kiện
Doanh nghiệp hội viên VEIA
Xúc tiến thương mại
Dịch vụ trực tuyến B2B
Thế giới công nghệ
Xã hội điện tử-thông tin
Văn bản pháp quy
Hội viên Hiệp hội điện tử
English News and Events
Đại hội VEIA IV
Tạp chí Điện tử Vietnet24h, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Thông tin thời tiết

  Cập nhật: 03/12/2011
Chỉ thị về hạn chế các chất nguy hại (RoHS Directives)

Chỉ thị về hạn chế các chất nguy hiểm trong các thiết bị điện và điện tử hay Chỉ thị RoHS (Restriction of hazardous substances directive in electrical and electronic equipment 2002/95/EC, viết tắt là RoHS) được Liên minh châu Âu thông qua vào tháng 2 năm 2003 và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2006, và được yêu cầu để được thi hành và trở thành luật ở mỗi nước thành viên.

Chỉ thị này hạn chế việc sử dụng sáu chất độc hại trong sản xuất các loại thiết bị điện và điện tử. Nó liên quan chặt chẽ với Chỉ thị về thiết bị điện và điện tử thải loại 2002/96/EC (WEEE) đặt ra các mục tiêu cho việc thu hồi, tái chế đối với hàng hóa điện và là một phần của một sáng kiến lập pháp để giải quyết vấn đề một lượng lớn độc hại chất thải điện tử. RoHS thường được đánh vần hay phát âm là /rɒs/, /rɒʃ/, /roʊz/, /roʊhɒz/.

1. chì (Pb),
2. cadmim (Cd),
3. thủy ngân (Hg),
4. hexavalent chromium (Cr6+),
5. polybrominated biphenyls (PBB), và
6. polybrominated diphenyl ethers (PBDE)

Các loại thiết bị điện-điện tử
10 loại thiết bị điện-điện tử nằm trong phạm vi áp dụng của RoHS

1- Đồ gia dụng lớn: tủ lạnh, máy giặt, lò vi ba.
2- Đồ gia dụng nhỏ: máy hút bụi, lò nướng.
3- Thiết bị IT và thiết bị viễn thông: bộ vi xử lý dữ liệu trung tâm, máy vi tính, điện thoại di động, máy fax…
4- Thiết bị tiêu dùng: radio, ti vi, nhạc cụ.
5. Thiết bị chiếu sáng: bóng đèn huỳnh quang.
6. Dụng cụ điện và điện tử: máy khoang, máy may.
7. Đồ chơi, các thiết bị giải trí, thể thao: các đồ chơi điện tử, bảng điều khiển game bằng tay, video game.
8. Dụng cụ y khoa: máy trợ khí.
9. Dụng cụ quan sát kiểm soát: máy hút khói, lò sưởi.
10. Máy chế biến tự động: máy pha thức uống.

EU chuẩn bị áp dụng quy chế về hạn chế chất nguy hại với hàng điện, điện tử    
Bắt đầu từ 1/7/2006, qui định về hạn chế chất nguy hại (RoHS) đối với sản phẩm điện và điện tử sẽ được áp dụng ở các nước thành viên trong Liên minh châu Âu (EU). Các doanh nghiệp Việt Nam muốn đưa sản phẩm điện hay điện tử vào EU đều phải đạt tiêu chuẩn RoHS.

Hiện nay ở châu Âu, người ta không đơn thuần chỉ gọi những nhà sản xuất là những người tạo ra sản phẩm mà còn là những người gây ô nhiễm môi trường, đe dọa cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, mặc dù đã đưa ra qui định về chất thải điện-điện tử (WEEE) hồi tháng 8 năm ngoái, nhưng các giới chức và những nhà hoạt động môi trường trong EU vẫn cảm thấy không yên tâm. Thay vào đó họ yêu cầu phải có thêm tiêu chuẩn về chất độc hại sử dụng trong các sản phẩm điện- điện tử nhằm bảo đảm môi trường sống an toàn cho người tiêu dùng ở cộng đồng này.

Mối quan tâm hàng đầu của EU: chất thải

Ông Lim Jit Ting, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của doanh nghiệpV Worlwide, cho biết hàm lượng các thành phần độc chất ngày càng được sử dụng nhiều trong thiết bị điện-điện tử và cùng với chất thải, chất độc hại này trở thành mối quan tâm hàng đầu nằm trong chiến lược quản lý chất thải của EU. Chiến lược quản lý chất thải của EU được thể hiện qua các qui định về giảm thiểu chất nguy hiểm trong sản xuất công nghiệp, các chính sách khuyến khích tái sử dụng hoặc tái chế phế phẩm... RoHS hay WEEE cũng là những vấn đề trong chiến lược đó.

Về mặt nguyên tắc, tiêu chuẩn chất thải WEEE và tiêu chuẩn chất độc hại RoHS không có nhiều khác biệt. Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn RoHS tương tự WEEE, tức cho 10 loại thiết bị hoặc sản phẩm điện-điện tử bao gồm đồ gia dụng lớn (tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng), đồ gia dụng nhỏ (máy hút bụi, lò nướng) thiết bị IT và thiết bị viễn thông, thiết bị tiêu dùng (radio, TV, nhạc cụ), dụng cụ điện-điện tử, dụng cụ y khoa, máy chế biến tự động, thiết bị chiếu sáng, đồ chơi và dụng cụ quan sát và kiểm soát...

Ngoài ra các thiết bị điện-điện tử mới, thiết bị có mức điện áp dưới 1.000V AC hoặc dưới 1.500V DC, bóng đèn bầu và các thiết bị chiếu sáng trong nhà cũng thuộc phạm vi phải áp dụng tiêu chuẩn RoHS.

Theo ông Ting, tiêu chuẩn RoHS cấm sử dụng trong 10 nhóm thiết bị trên sáu chất bao gồm chì (Pb), Cadmim (Cd), thủy ngân (Hg), Hexavalent chromium (Cr+6), polybrominated biphenyls (PBB), và polybrominated diphenyl ethers (PBDE). Đây được xem là những tác nhân phá hoại môi trường với mức độ lâu dài và đáng lo ngại (đặc biệt là chì và đây cũng là biểu tượng của tiêu chuẩn RoHS). Ngoài ra, trọng lượng trong vật liệu đồng nhất (một nguyên liệu mà không thể tách rời một cách máy móc trong các nguyên vật liệu khác nhau) phải chấp nhận được.

Các hình thức chế tài

Tiêu chuẩn RoHS có một số miễn trừ đối với những sản phẩm điện-điện tử như các dụng cụ công nghiệp lớn, phụ tùng để sửa chữa các thiết bị điện và điện tử. Các thiết bị điện và điện tử lưu hành trong thị trường trước ngày 1/7/2006 và các thành phần thay thể nhằm nâng cao năng suất hoặc nâng cấp các thiết bị điện và điện tử có trên thị trường trước tháng bảy năm nay. Những sản phẩm điện-điện tử được tái sử dụng từ sản phẩm có trên thị trường trước ngày áp dụng tiêu chuẩn RoHS.

Ngoài ra các chất thủy ngân, chì, cadminium và hexavalent chromium với những qui chuẩn cụ thể cũng sẽ được miễn trừ áp dụng tiêu chuẩn RoHS. Ông Ting nói rằng việc miễn trừ sẽ được mở rộng trong tương lai như đèn nóng sáng dài hoặc thủy tinh trong các bảng ngắt điện...

Những nhà sản xuất toàn bộ hoặc một phần sản phẩm điện-điện tử có thương hiệu của chính công ty mình, những nhà nhập khẩu sản phẩm điện-điện tử vào EU đều là đối tượng áp dụng tiêu chuẩn RoHS.

Theo ông Ting, các doanh nghiệp có sản phẩm liên quan phải đăng ký với thị trường mà doanh nghiệp muốn đưa hàng vào EU mặt dù tiêu chuẩn RoHS không phải là một yêu cầu (hiểu là nếu không có tiêu chuẩn này sản phẩm không được nhập vào EU). Tuy nhiên nếu cơ quan có thẩm quyền EU kiểm tra mà sản phẩm không có tiêu chuẩn này thì các hình thức chế tài sẽ được áp dụng đối với sản phẩm điện-điện tử này như không cho tiếp tục nhập vào EU, phạt tiền hoặc thu hồi sản phẩm đã đưa vào thị trường.

Ông Ting cho biết, doanh nghiệp có thể tự công bố phù hợp với tiêu chuẩn RoHS bằng việc áp dụng đúng các hướng dẫn về RoHS.
(Nguồn: TBKTVN)


  Trang trước    | Về đầu trang
Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Hội Tin học Việt Nam
VAA
Hội tin học Thành Phố Hồ Chí Minh
Công ty TNHH MTV Hanel
Công ty CP Minh Việt
Trung tam TKNL Hanoi (ECC Hanoi)
Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát



www.veia.org.vn

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà MIPEC TOWER 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
Tel: (84-4) 39332845 Fax: (84-4) 39332846
Email: hiephoidientu@veia.org.vn, Website: www.veia.org.vn

.Designed by Intecom ( Minh Việt JSC and HanelCom )