Về mặt nguyên tắc, tiêu chuẩn chất thải WEEE và tiêu chuẩn chất độc hại RoHS không có nhiều khác biệt. Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn RoHS tương tự WEEE, tức là cho 10 nhóm thiết bị hoặc sản phẩm điện-điện tử bao gồm đồ gia dụng lớn (tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng), đồ gia dụng nhỏ (máy hút bụi, lò nướng) thiết bị IT và thiết bị viễn thông, thiết bị tiêu dùng (radio, TV, nhạc cụ), dụng cụ điện-điện tử, dụng cụ y khoa, máy chế biến tự động, thiết bị chiếu sáng, đồ chơi và dụng cụ quan sát và kiểm soát...
Ngoài ra các thiết bị điện-điện tử mới, thiết bị có mức điện áp dưới 1.000V AC hoặc dưới 1.500V DC, bóng đèn bầu và các thiết bị chiếu sáng trong nhà cũng thuộc phạm vi phải áp dụng tiêu chuẩn RoHS.
Tiêu chuẩn RoHS cấm sử dụng trong 10 nhóm thiết bị trên sáu chất bao gồm chì (Pb), Cadmim (Cd), thủy ngân (Hg), Hexavalent chromium (Cr+6), polybrominated biphenyls (PBB), và polybrominated diphenyl ethers (PBDE). Đây được xem là những tác nhân phá hoại môi trường với mức độ lâu dài và đáng lo ngại (đặc biệt là chì và đây cũng là biểu tượng của tiêu chuẩn RoHS). Ngoài ra, trọng lượng trong vật liệu đồng nhất (một nguyên liệu mà không thể tách rời một cách máy móc trong các nguyên vật liệu khác nhau) phải chấp nhận được.
Tiêu chuẩn RoHS có một số miễn trừ đối với những sản phẩm điện-điện tử như các dụng cụ công nghiệp lớn, phụ tùng để sửa chữa các thiết bị điện và điện tử. Các thiết bị điện và điện tử lưu hành trong thị trường trước ngày 1/7/2006 và các thành phần thay thể nhằm nâng cao năng suất hoặc nâng cấp các thiết bị điện và điện tử có trên thị trường trước tháng bảy năm nay. Những sản phẩm điện-điện tử được tái sử dụng từ sản phẩm có trên thị trường trước ngày áp dụng tiêu chuẩn RoHS.
Doanh nghiệp có thể tự công bố phù hợp với tiêu chuẩn RoHS bằng việc áp dụng đúng các hướng dẫn về RoHS. Qui trình tự công bố có thể tham khảo trên trang web http://www.rohsdata.com.