Thứ sáu, 10/01/2025
Translate
Tìm kiếm
Giới thiệu chung VEIA
English
Tin tức và sự kiện
Doanh nghiệp hội viên VEIA
Xúc tiến thương mại
Dịch vụ trực tuyến B2B
Thế giới công nghệ
Xã hội điện tử-thông tin
Văn bản pháp quy
Hội viên Hiệp hội điện tử
English News and Events
Đại hội VEIA IV
Tạp chí Điện tử Vietnet24h, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Thông tin thời tiết

  Cập nhật: 29/12/2011
Cổ phần hóa DN viễn thông nhà nước để có thị trường thực sự cạnh tranh

Hầu hết các doanh nghiệp viễn thông lớn đều là doanh nghiệp Nhà nước. Hơn 95% tài sản của mạng viễn thông đều của Nhà nước. Điều đó chứng tỏ thị trường viễn thông Việt Nam vẫn chưa thực sự cạnh tranh.

MobiFone.jpg
Dù Chính phủ nhiều lần nhắc nhở nhưng việc cổ phần hóa MobiFone vẫn lỗi hẹn đến gần 6 năm; Ảnh: NT

Đó là nhận định của TS. Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT tại Tọa đàm “Triển vọng Viễn thông Việt Nam năm 2012” do Câu lạc bộ Nhà báo CNTT-TT Việt Nam tổ chức chiều 28/12/2011.

Điểm lại chặng đường đã qua của viễn thông Việt Nam, TS. Mai Liêm Trực cho rằng “hành trình” đã trải qua 3 giai đoạn: Nỗ lực số hóa các dịch vụ viễn thông trong những năm 80; Bộc lộ thách thức do “độc quyền” trong những năm 90; Phá thế “độc quyền”, chuyển sang thị trường có tính cạnh tranh trong những năm 2000 (người có công lớn nhất trong việc bắt đầu tạo nên thị trường có tính cạnh tranh chính là Viettel).

Tuy nhiên, 2 năm gần đây (2010 - 2011), thị trường viễn thông đã bộc lộ nguy cơ của sự phát triển không bền vững, có thể gây thiệt thòi cho người tiêu dùng và Nhà nước. Sự đầu tư của các doanh nghiệp viễn thông đã có hạn chế do khủng hoảng kinh tế, ảnh hưởng tới chất lượng mạng và dịch vụ. Các doanh nghiệp mới ra đời hoạt động rất khó khăn và có nguy cơ phá sản.

“Hiệu quả quản lý và đầu tư viễn thông còn có những hạn chế nhất định khi hầu hết các doanh nghiệp lớn đều là doanh nghiệp Nhà nước, hơn 90% tài sản của mạng viễn thông Việt Nam đều của Nhà nước. Có thể liên tưởng “bức tranh” thị trường hiện nay giống như một gia đình có một ông bố cho các con ăn riêng rồi để các con cạnh tranh với nhau. Khi đó chưa thể có sự cạnh tranh thực sự”, TS. Mai Liêm Trực chia sẻ.

Để khắc phục hiện trạng này, theo ông Trực, Nhà nước phải vững tay sắp xếp lại các doanh nghiệp viễn thông, thậm chí thu hồi lại một số giấy phép, chỉ duy trì khoảng 4 doanh nghiệp lớn chứ không thể để quá nhiều doanh nghiệp tồn tại như hiện nay.

Tán đồng quan điểm nêu trên, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cũng cho rằng thị trường viễn thông Việt Nam chưa cạnh tranh đúng nghĩa vì lực lượng chủ đạo vẫn là doanh nghiệp Nhà nước. Thời gian tới sẽ tiếp tục xu hướng sáp nhập hoặc giải thể trong ngành viễn thông. Quá trình sáp nhập, cải tổ sẽ đậm “màu sắc” của Nhà nước. Ví dụ việc sáp nhập EVN Telecom vào Viettel vừa qua là quyết định, ý chí của Nhà nước. Bởi khi thị trường chưa thực sự cạnh tranh thì khó có thể bình luận về việc quyết định của Nhà nước phải phù hợp với cơ chế thị trường.

Chia sẻ thêm trường hợp VNPT bị bắt buộc phải giải bài toán hợp nhất hoặc cổ phần hóa 2 mạng VinaPhone và MobiFone để tuân thủ Nghị định 25 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông (theo Nghị định 25, một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ TT&TT quy định), Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho biết: "Nghị định 25 thể hiện mong muốn tạo thị trường lành mạnh của Nhà nước, không để xảy ra hiện tượng doanh nghiệp độc quyền. Có thể lúc này VNPT cảm thấy khiên cưỡng với Nghị định 25 nhưng nhìn chung thì Nghị định 25 phù hợp với thị trường. Cần có thời gian để xem xét kỹ hơn việc tái cấu trúc VNPT sao cho phù hợp".

“Thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục tham mưu với Chính phủ để hướng tới xây dựng một thị trường viễn thông cạnh tranh hơn, cương quyết cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước để có thị trường viễn thông cạnh tranh thực sự”, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng khẳng định.

Theo www.ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Hội Tin học Việt Nam
VAA
Hội tin học Thành Phố Hồ Chí Minh
Công ty TNHH MTV Hanel
Công ty CP Minh Việt
Trung tam TKNL Hanoi (ECC Hanoi)
Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát



www.veia.org.vn

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà MIPEC TOWER 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
Tel: (84-4) 39332845 Fax: (84-4) 39332846
Email: hiephoidientu@veia.org.vn, Website: www.veia.org.vn

.Designed by Intecom ( Minh Việt JSC and HanelCom )