Thứ năm, 09/01/2025
Translate
Tìm kiếm
Giới thiệu chung VEIA
English
Tin tức và sự kiện
Doanh nghiệp hội viên VEIA
Xúc tiến thương mại
Dịch vụ trực tuyến B2B
Thế giới công nghệ
Xã hội điện tử-thông tin
Văn bản pháp quy
Hội viên Hiệp hội điện tử
English News and Events
Đại hội VEIA IV
Tạp chí Điện tử Vietnet24h, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Thông tin thời tiết

  Cập nhật: 03/01/2012
Số thẻ tín dụng cao, nhưng dùng để rút tiền mặt

Ông Nguyễn Thanh Hưng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) cho rằng, ngay cả hình thức đơn giản nhất của thanh toán không dùng tiền mặt là thẻ tín dụng thì hiện nay dù số lượng thẻ tín dụng khá cao nhưng hầu hết chỉ được người sử dụng dùng để rút tiền mặt.

1a.jpg
Ông Nguyễn Thanh Hưng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM)

Theo đánh giá của ông thì “bức tranh” TMĐT Việt Nam năm 2011 có gì khác biệt so với những năm trước?

Năm 2011 là dấu mốc đầu tiên đánh dấu việc TMĐT đã thực sự thâm nhập vào đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Thập kỷ 2001 – 2010 trước đó được tạm xác định là giai đoạn hình thành TMĐT với sự xác lập cơ sở hạ tầng CNTT-TT (dần phổ biến công nghệ di động và Internet băng rộng), sự tích cực ban hành các văn bản quy phạm pháp luật… Bước sang năm 2011, ít ai nói đến sự thiếu hụt của quy định pháp luật hoặc kêu ca về chuyện đường truyền chậm, cước phí đắt… nữa, bởi hành lang pháp lý và hạ tầng công nghệ cho TMĐT đã tương đối thuận lợi, mà đa phần thường chỉ nghĩ đến chuyện làm cách nào để mua/bán được nhiều hàng hóa, dịch vụ trên mạng nhất. Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đã vươn lên thành một nền kinh tế giao thương hàng hóa thực sự với quy mô lớn, TMĐT đã có thêm điều kiện thuận lợi để đi vào đời sống xã hội với các loại hình kinh doanh rất đa dạng.

 

1a.jpg
Thương mại điện tử đã thực sự đi vào ngõ ngách của đời sống xã hội.

TMĐT đã được người dân và doanh nghiệp sử dụng bằng những cách thức nào, thưa ông?

Thực tế thời gian qua, tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng các công cụ khác nhau như email, tin nhắn, website, hoặc các công cụ khác về TMĐT để giao dịch mua bán qua mạng đã dần tăng qua các năm. Mức độ ứng dụng cũng cao hơn rất nhiều. TMĐT đã đem lại lợi ích rất lớn cho các doanh nghiệp như làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh, giảm chi phí tiếp thị, tăng thêm kênh để mở rộng khách hàng mới, thị trường mới.

Đối với người tiêu dùng thì hình thức mua bán trên mạng cũng đã trở nên rất phổ biến, đặc biệt với giới trẻ ở đô thị (không những chỉ mua bán qua những hình thức như website, điện thoại di động, mà còn sử dụng các công cụ mới như mạng xã hội).

Theo ông những gì đã đạt được trong thực tế đã tương xứng với tiềm năng của TMĐT ở Việt Nam hay chưa?

Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển TMĐT. Chẳng hạn nếu làm tròn số thì cả nước đã có xấp xỉ 31 triệu người dân sử dụng Internet; tỷ lệ hộ gia đình, người dân, doanh nghiệp có thể truy cập Internet rất lớn (kể cả truy cập qua mạng có dây, không dây, 3G). Về mặt kinh tế thì tổng mức lưu lượng bán lẻ và nhu cầu mua sắm trong dân cư khá cao. Tuy nhiên, quy mô giao dịch TMĐT và số lượng người thực sự mua bán trên mạng hiện chưa tương xứng với tiềm năng đó. Có nhiều lý do nhưng điển hình nhất là tâm lý thói quen mua sắm hàng hóa theo cách tiếp xúc trực tiếp của người Việt, phải đến trực tiếp cửa hàng, cầm được sản phẩm thì mới tin tưởng để mua hàng. Phần lớn người dân vẫn chưa quen với cách thức thanh toán điện tử. Ngay cả hình thức đơn giản nhất của thanh toán không dùng tiền mặt là thẻ tín dụng thì hiện nay dù số lượng thẻ tín dụng khá cao nhưng hầu hết chỉ được người sử dụng dùng để rút tiền mặt, tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng thẻ tín dụng như một phương tiện thanh toán còn “khiêm tốn”. Đây chính là rào cản rất lớn cho việc mở rộng quy mô TMĐT.

Quay lại chuyện ứng dụng TMĐT, trên thực tế đang có thực trạng doanh nghiệp Việt sau khi xây dựng được website TMĐT cho mình vẫn phải chi thêm tới hàng nghìn USD/năm chỉ để thuê chỗ “trưng biển” trên các sàn TMĐT quốc tế để mong hút khách hơn. Ông có bình luận gì về vấn đề này?

Việc doanh nghiệp chọn quảng cáo trên các website có tầm quốc tế như Google, Facebook, Alibaba.com… cũng là một tín hiệu đáng mừng. Điều đó cho thấy doanh nghiệp đã biết ứng dụng TMĐT ở mức cao. Trước đây, rất nhiều doanh nghiệp vẫn chỉ dừng ở mức ứng dụng TMĐT một cách đơn giản là thấy TMĐT hay hay, thấy cần phải xây dựng một website thì cũng đi thuê người làm website nhưng không chăm sóc, nói cách khác là sinh ra website nhưng không thường xuyên chăm lo để nó thực sự là công cụ bán được hàng hóa cho mình.

Theo ông, hoạt động quản lý Nhà nước về TMĐT có những khó khăn đặc thù gì?

TMĐT là một lĩnh vực đa ngành, không chuyên sâu, không có ranh giới rõ ràng đâu là thương mại, đâu là CNTT và đâu là Internet, mà pha trộn giữa nhiều lĩnh vực khác nhau. Nói cách khác, làm chính sách về TMĐT động chạm đến nhiều lĩnh vực khác trong khi các công nghệ mới liên quan tới TMĐT lại thường xuyên thay đổi với tốc độ “chóng mặt”. Không chỉ lãnh đạo của ngành TMĐT mà tất cả những người lãnh đạo về CNTT nói chung đều khó có thể ban hành ngay tức khắc những cơ chế, chính sách liên quan tới những công nghệ mới xuất hiện trong đời sống có khả năng thay đổi thói quen, tâm lý, hành vi của cả cộng đồng. Chẳng hạn hoạt động mua chung, mua theo nhóm hay kinh doanh gian hàng ảo theo mô hình đa cấp hiện vẫn chưa có luật nào điều chỉnh. Nhiều khi pháp luật không thể điều chỉnh nhanh để theo kịp sự phát triển của thực tế. Dẫu sao thì cho đến nay, các cơ quan quản lý Nhà nước về TMĐT đã chung sức để tạo ra được môi trường pháp lý tốt cho TMĐT.

Xin cảm ơn ông!

Theo www.ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Hội Tin học Việt Nam
VAA
Hội tin học Thành Phố Hồ Chí Minh
Công ty TNHH MTV Hanel
Công ty CP Minh Việt
Trung tam TKNL Hanoi (ECC Hanoi)
Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát



www.veia.org.vn

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà MIPEC TOWER 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
Tel: (84-4) 39332845 Fax: (84-4) 39332846
Email: hiephoidientu@veia.org.vn, Website: www.veia.org.vn

.Designed by Intecom ( Minh Việt JSC and HanelCom )