Thứ ba, 07/01/2025
Translate
Tìm kiếm
Giới thiệu chung VEIA
English
Tin tức và sự kiện
Doanh nghiệp hội viên VEIA
Xúc tiến thương mại
Dịch vụ trực tuyến B2B
Thế giới công nghệ
Xã hội điện tử-thông tin
Văn bản pháp quy
Hội viên Hiệp hội điện tử
English News and Events
Đại hội VEIA IV
Tạp chí Điện tử Vietnet24h, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Thông tin thời tiết

  Cập nhật: 16/02/2012
Thiếu liên kết, khó phát triển CNTT Xanh

ICTnews - Nghiên cứu xây dựng hành lang pháp lý và những điều kiện "cần - đủ" để phát triển CNTT Xanh (Green IT) tại VN, Bộ TT&TT cho rằng hiện vẫn thiếu sự kết nối giữa các Bộ, ngành, DN và cộng đồng xã hội.

1a.jpg 
Green IT sẽ giúp các tổ chức, doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí điện năng. Ảnh: N.M

Ứng dụng lẻ tẻ, thiếu cơ chế

Các thiết bị CNTT ngày càng hiện diện phổ biến trong cộng đồng xã hội, bên cạnh những hiệu quả đem lại thì chúng cũng tạo “gánh nặng” khổng lồ về lượng điện năng tiêu thụ cũng như tổng lượng khí thải CO2 xả ra môi trường. Trong bối cảnh toàn cầu đang bị đe dọa bởi nguy cơ cạn kiệt tài nguyên năng lượng và tác hại của biến đổi khí hậu, các quốc gia đã tính tới chuyện ứng dụng CNTT xanh - tiết kiệm năng lượng của các thiết bị CNTT để sử dụng năng lượng hiệu quả.

Tại Việt Nam, khái niệm Green IT bắt đầu “du nhập” từ 2008 qua một hội thảo giới thiệu sản phẩm CNTT tiết kiệm năng lượng của các DN Nhật do Hiệp hội CNTT & Điện tử Nhật Bản (JEITA) tổ chức ở TP.HCM. Từ đó đến nay, Green IT dần dần được nhắc tới nhiều hơn trong một số diễn đàn, hội thảo về CNTT-TT. Đã có một số dự án về Green IT được triển khai như dự án về cảm biến đo chất lượng nước của Viettel, dự án cảnh báo cháy rừng ở Phú Thọ, dự án cảnh báo thiên tai tại Cần Thơ, Đà Nẵng, dự án thí điểm ứng dụng tấm chắn Blanking Panel tại Trung tâm Dữ liệu của Công ty Viễn thông Quốc tế FPT, dự án thí điểm cải thiện hệ thống chiếu sáng và điều hòa không khí tại Tòa nhà ĐH FPT...

Tuy nhiên, theo ông Bùi Cường, chuyên viên Vụ CNTT, Bộ TT&TT, việc triển khai Green IT ở VN chỉ có tính tự phát từ các DN, chưa thực sự được định hướng phát triển từ cấp Chính phủ đến các Bộ, ngành và cộng đồng xã hội.

“Hiện có 4 cơ quan liên quan đến vấn đề môi trường và năng lượng tại VN gồm: Bộ TN&MT, Văn phòng Tiết kiệm năng lượng - Bộ Công Thương, Hội đồng DN VN vì sự phát triển bền vững - Phòng Thương mại & Công nghiệp VN và Bộ TT&TT. Mối quan tâm hàng đầu hiện nay là xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, Hiệp hội, DN... để có chính sách phát triển Green IT hiệu quả”, ông Cường nhận định.

Trao đổi với phóng viên BĐVN về câu chuyện phát triển CNTT Xanh, ông Nguyễn Như Thắng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội DN điện tử Việt Nam cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết nối: "Bộ TT&TT phải là điểm kết nối quan trọng giữa các Bộ, ngành trong việc đưa ra khung phát triển về CNTT Xanh tại VN. Nếu như Hội đồng CNTT Xanh của quốc gia được “khai sinh” thì phải được thành lập ở mức cao (cấp Chính phủ) chứ không phải chỉ là một bộ phận nằm trong Bộ TT&TT. Bởi đã có nhiều chương trình, dự án CNTT nằm trong Bộ TT&TT khó tác động tới các Bộ, ngành khác".

Chờ kế hoạch tổng thể về Green IT

Một số dự án, chương trình quan trọng như Đề án Đưa VN sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT, Chương trình Quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước,… đều sẽ triển khai lồng ghép cả hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT Xanh.

Tuy nhiên, để tăng tính thống nhất, hiệu quả cho việc phát triển Green IT tại VN, Bộ TT&TT đã dự thảo hẳn một Kế hoạch tổng thể phát triển Green IT giai đoạn 2012 – 2020 với nội dung chính gồm: Phát triển nguồn nhân lực CNTT Xanh đạt tiêu chuẩn quốc tế; CNTT Xanh ngày càng đóng góp tỷ trọng lớn trong công nghiệp CNTT và góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP cũng như tăng trưởng xuất khẩu; Thiết lập hạ tầng cho phát triển CNTT Xanh trên cả nước; Ứng dụng CNTT Xanh trong mọi lĩnh vực KT-XH, quốc phòng, an ninh…

"Bộ TT&TT sẽ nghiên cứu ban hành quy định cụ thể về việc hỗ trợ khuyến khích các DN tham gia nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm liên quan tới CNTT Xanh; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư phát triển sản phẩm và dịch vụ CNTT Xanh”, ông Bùi Cường cho biết.

“Sau khi có được một hành lang pháp lý tạm ổn thì các cơ quan hữu quan cần tính tới chuyện ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn thực hành mẫu (best - practice) về CNTT Xanh để người tiêu dùng, DN cũng như các cơ quan Chính phủ học tập và sử dụng một cách hiệu quả”, ông Nguyễn Như Thắng đề xuất.

Chia sẻ thêm về những vấn đề cần lưu ý khi triển khai Green IT, ông Thắng cho rằng Bộ TT&TT cần chú trọng vấn đề nhân lực. Bên cạnh đó, phải có chính sách về quỹ hỗ trợ vốn cho phát triển CNTT Xanh để DN trong nước có thể tự mình sản xuất ra những sản phẩm, thiết bị CNTT Xanh đạt chuẩn quốc tế về khả năng tiết kiệm năng lượng (hiện các sản phẩm nhập ngoại có giá bán khá cao). Ngoài ra, cần có thêm nhiều chương trình tuyên truyền, quảng cáo về CNTT Xanh để người dân, các tổ chức, DN có nhận thức đúng mức hơn về việc tiết kiệm năng lượng khi sử dụng máy tính và thiết bị CNTT.

10 chương trình, dự án, đề án trọng điểm trong dự thảo Kế hoạch Phát triển CNTT Xanh tại VN giai đoạn 2012 - 2020: Thành lập Hội đồng xúc tiến CNTT xanh tại VN; Dự án xây dựng website về CNTT xanh, chương trình giáo dục về CNTT xanh để nâng cao sự nhận thức cho cộng đồng; Xây dựng chỉ số Green IT Index cho cơ quan Nhà nước, Bộ, ngành, tỉnh thành và DN CNTT; Tiêu chuẩn hóa vấn đề mua sắm công thiết bị CNTT trong Nhà nước để hạn chế NK các thiết bị CNTT sản xuất theo công nghệ cũ; Đề án thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển CNTT xanh; Đề án xây dựng các mô hình điểm về triển khai ITXanh; Dự án đầu tư phòng thí nghiệm nghiên cứu phát triển trọng điểm CNTT xanh quốc gia; Chương trình xây dựng các giải thưởng IT Xanh thường niên; Đề án đào tạo 10.000 nhân lực cho phát triển bền vững giai đoạn 2012 - 2020; Chương trình xây dựng và dán nhãn tiêu chuẩn cho các sản phẩm CNTT tái chế thân thiện với môi trường.

Ngọc Mai

Nội dung được đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số 20 ra ngày 15/2/2012

  Trang trước    | Về đầu trang
Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Hội Tin học Việt Nam
VAA
Hội tin học Thành Phố Hồ Chí Minh
Công ty TNHH MTV Hanel
Công ty CP Minh Việt
Trung tam TKNL Hanoi (ECC Hanoi)
Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát



www.veia.org.vn

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà MIPEC TOWER 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
Tel: (84-4) 39332845 Fax: (84-4) 39332846
Email: hiephoidientu@veia.org.vn, Website: www.veia.org.vn

.Designed by Intecom ( Minh Việt JSC and HanelCom )