Mới đây, tại Tọa đàm “Tác động của Internet tới sự phát triển của kinh tế Việt Nam” do Câu lạc bộ Nhà báo công nghệ thông tin tổ chức, đại diện Công ty VinaLink công bố khảo sát của đơn vị này trong năm 2011 cho thấy, mới chỉ có 5% doanh nghiệp Việt sử dụng các loại hình truyền thông, marketing để tiếp thị trên mạng.
Theo nhiều chuyên gia, với hơn 30% dân số sử dụng Internet, Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng về thương mại điện tử. Song, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn đang phung phí “đòn bẩy” Internet, không tận dụng tối đa lợi thế của “thế giới ảo” để phát triển kinh doanh.
Thực tế cho thấy, việc kinh doanh, quảng bá trên không gian Internet ngày càng trở thành một công cụ hữu hiệu cho doanh nghiệp. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tỏ ra quan tâm hơn tới loại hình này và bằng chứng là nhiều các cửa hàng, doanh nghiệp nhỏ đang bán sản phẩm của mình trên Internet.
Bên cạnh đó, với sự bùng nổ truyền thông xã hội như hiện nay, cùng với các sàn giao dịch trực tuyến, mạng xã hội (Zing Me, Facebook...) cũng chính là một trong những công cụ được khai thác triệt để.
Tại hội thảo “Truyền thông trên mạng xã hội-Cơ hội nào cho doanh nghiệp vừa và nhỏ?” được tổ chức hôm qua (3/5), bà Hoàng Thùy Linh (Giám đốc Marketing bộ phận Phát triển kinh doanh mạng xã hội Zing Me) cho hay, sau hơn 3 năm xây dựng, Zing Me có 7,4 triệu người dùng. Trong đó, có tới 39% ở độ tuổi 18-24, 38% từ 13-18 tuổi và hơn 20% là đối tượng đã đi làm....
Cũng theo bà Linh, trung bình có 1 triệu người dùng mua hàng trực tuyến mỗi tháng trên Zing Me. Trong đó, các mặt hàng thời trang, công nghệ và đồ dùng handmade là những mặt hàng được yêu thích.
“Đến cuối tháng 4/2012 đã có 294 doanh nghiệp và nhãn hàng đã đầu tư và thiết lập Trang hâm mộ (fan page) tại Zing Me cũng như đầu tư phát triển nhiều ứng dụng phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh, quảng bá cụ thể của mình. Có thể kể đến một số thương hiệu như: Samsung, Nokia, Megastar, Honda, Converse, Shop Hula, Yeah1 shop...,” ông Vương Quang Khải, Phó Tổng giám đốc của VNG (đơn vị sở hữu Zing Me) nói.
Ông Tony Trương (Giám đốc điều hành Golden Digital) cho biết, với độ phủ cao, truyền thông xã hội đã trở thành một kênh tiếp thị tuyệt vời. Do đó, các doanh nghiệp cần xây dựng một cộng đồng riêng cho mình để tiếp thị sản phẩm.
Còn ông Đặng Quốc Cường (Giám đốc điều hành Eleven Communications) cho rằng, truyền thông xã hội chính là sự đối thoại với khách hàng. Do đó công cụ này giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng tiếp cận, tạo sự gần gũi với khách hàng – điều mà các doanh nghiệp lớn đang vướng khi còn khá quen kiểu “đối thoại một chiều.”
Ngoài ra, môi trường của mạng xã hội không chỉ dừng lại ở việc tương tác với khách hàng, mà nó còn đáp ứng được tất cả các khâu trong marketing như nghiên cứu phát triển sản phẩm; truyền thông quảng bá; cung cấp thông tin sản phẩm; bán sản phẩm; chăm sóc, hỗ trợ khách hàng sau khi mua sản phẩm...
Với việc các thiết bị đầu cuối phát triển như hiện nay, chỉ vài nút bấm, cư dân mạng đã có thể tiếp cận với sản phẩm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cơ chế “tự lan truyền” của mạng xã hội cũng sẽ giúp doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm của mình tới người dùng nhanh hơn – nhưng ngược lại, nó cũng sẽ hủy hoại doanh nghiệp nhanh hơn nếu sản phẩm của họ không đạt chất lượng như quảng bá.
Theo ông Cường, những khó khăn của doanh nghiệp nhỏ khi tận dụng mạng xã hội để truyền thông chính là việc thiếu chiến lược, công cụ, nhân sự và cả về kinh phí.
So với những phương pháp truyền thông truyền thống, rõ ràng việc truyền thông trên mạng xã hội là rẻ hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần phải xác định rõ tập khách hàng của một mạng xã hội để có chính sách đầu tư, quảng bá đem lại lợi ích cao nhất./.
Theo nhiều chuyên gia, với hơn 30% dân số sử dụng Internet, Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng về thương mại điện tử. Song, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn đang phung phí “đòn bẩy” Internet, không tận dụng tối đa lợi thế của “thế giới ảo” để phát triển kinh doanh.
Thực tế cho thấy, việc kinh doanh, quảng bá trên không gian Internet ngày càng trở thành một công cụ hữu hiệu cho doanh nghiệp. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tỏ ra quan tâm hơn tới loại hình này và bằng chứng là nhiều các cửa hàng, doanh nghiệp nhỏ đang bán sản phẩm của mình trên Internet.
Bên cạnh đó, với sự bùng nổ truyền thông xã hội như hiện nay, cùng với các sàn giao dịch trực tuyến, mạng xã hội (Zing Me, Facebook...) cũng chính là một trong những công cụ được khai thác triệt để.
Tại hội thảo “Truyền thông trên mạng xã hội-Cơ hội nào cho doanh nghiệp vừa và nhỏ?” được tổ chức hôm qua (3/5), bà Hoàng Thùy Linh (Giám đốc Marketing bộ phận Phát triển kinh doanh mạng xã hội Zing Me) cho hay, sau hơn 3 năm xây dựng, Zing Me có 7,4 triệu người dùng. Trong đó, có tới 39% ở độ tuổi 18-24, 38% từ 13-18 tuổi và hơn 20% là đối tượng đã đi làm....
Cũng theo bà Linh, trung bình có 1 triệu người dùng mua hàng trực tuyến mỗi tháng trên Zing Me. Trong đó, các mặt hàng thời trang, công nghệ và đồ dùng handmade là những mặt hàng được yêu thích.
“Đến cuối tháng 4/2012 đã có 294 doanh nghiệp và nhãn hàng đã đầu tư và thiết lập Trang hâm mộ (fan page) tại Zing Me cũng như đầu tư phát triển nhiều ứng dụng phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh, quảng bá cụ thể của mình. Có thể kể đến một số thương hiệu như: Samsung, Nokia, Megastar, Honda, Converse, Shop Hula, Yeah1 shop...,” ông Vương Quang Khải, Phó Tổng giám đốc của VNG (đơn vị sở hữu Zing Me) nói.
Ông Tony Trương (Giám đốc điều hành Golden Digital) cho biết, với độ phủ cao, truyền thông xã hội đã trở thành một kênh tiếp thị tuyệt vời. Do đó, các doanh nghiệp cần xây dựng một cộng đồng riêng cho mình để tiếp thị sản phẩm.
Còn ông Đặng Quốc Cường (Giám đốc điều hành Eleven Communications) cho rằng, truyền thông xã hội chính là sự đối thoại với khách hàng. Do đó công cụ này giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng tiếp cận, tạo sự gần gũi với khách hàng – điều mà các doanh nghiệp lớn đang vướng khi còn khá quen kiểu “đối thoại một chiều.”
Ngoài ra, môi trường của mạng xã hội không chỉ dừng lại ở việc tương tác với khách hàng, mà nó còn đáp ứng được tất cả các khâu trong marketing như nghiên cứu phát triển sản phẩm; truyền thông quảng bá; cung cấp thông tin sản phẩm; bán sản phẩm; chăm sóc, hỗ trợ khách hàng sau khi mua sản phẩm...
Với việc các thiết bị đầu cuối phát triển như hiện nay, chỉ vài nút bấm, cư dân mạng đã có thể tiếp cận với sản phẩm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cơ chế “tự lan truyền” của mạng xã hội cũng sẽ giúp doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm của mình tới người dùng nhanh hơn – nhưng ngược lại, nó cũng sẽ hủy hoại doanh nghiệp nhanh hơn nếu sản phẩm của họ không đạt chất lượng như quảng bá.
Theo ông Cường, những khó khăn của doanh nghiệp nhỏ khi tận dụng mạng xã hội để truyền thông chính là việc thiếu chiến lược, công cụ, nhân sự và cả về kinh phí.
So với những phương pháp truyền thông truyền thống, rõ ràng việc truyền thông trên mạng xã hội là rẻ hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần phải xác định rõ tập khách hàng của một mạng xã hội để có chính sách đầu tư, quảng bá đem lại lợi ích cao nhất./.
Theo Vietnamplus.vn