|
Thiết bị cá nhân luôn là nỗi lo an ninh của doanh nghiệp. Ảnh: Internet |
Cuộc khảo sát toàn cầu này được tiến hành tại 15 vùng lãnh thổ: Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Nhật, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Ba Lan và các tiểu vương quốc Ả Rập, do một công ty nghiên cứu thị trường độc lập thay mặt Fortinet thực hiện từ tháng 05 đến tháng 06/2012. Đối tượng khảo sát lấy mẫu là 3.872 người ở độ tuổi 21-31 (trong đó có 1443 người châu Á), hiện là nhân viên toàn thời gian và đang sở hữu smartphone, tablet hoặc laptop đã được hỏi về quan điểm của họ đối với hoạt động Mang thiết bị thông tin (BYOD – Bring Your Own Device) đến nơi làm việc, ảnh hưởng của việc này đối với môi trường làm việc và cách xử lý của họ về vấn đề bảo mật CNTT của doanh nghiệp và cá nhân.
Xét về phương diện nhân khẩu học của cuộc khảo sát, những người đại diện cho thế hệ quản lý và những người sẽ đưa ra quyết định trong tương lai xem BYOD như một hoạt động chủ đạo. Hơn ba phần tư (85%) đối tượng khảo sát người Châu Á thường xuyên gắn kết với hoạt động này trong thực tế. Quan trọng hơn nữa, hơn một nửa (55%) đối tượng khảo sát người Châu Á xem việc sử dụng thiết bị của họ tại nơi làm việc như một “quyền” hơn là một “đặc ân”.
Ở góc độ người dùng, yếu tố đầu tiên tác động đến hoạt động BYOD là các cá nhân có thể liên tục truy cập các ứng dụng ưa thích của họ, đặc biệt là các phương tiện truyền thông cá nhân và xã hội. Sự phụ thuộc vào các phương tiện truyền thông cá nhân diễn ra mạnh mẽ với 59% đối tượng khảo sát người Châu Á thừa nhận họ không thể trải qua một ngày mà không truy cập vào các mạng xã hội, và 67% không thể không nhắn tin SMS trong một ngày. Trên thực tế, sự phụ thuộc vào các thiết bị di động của người Châu Á cao hơn đáng kể so với mức trung bình trên toàn cầu là 35% đối với các mạng xã hội và 47% đối với SMS .
Khảo sát cũng cho thấy thế hệ những nhân viên đầu tiên thực hiện BYOD hiểu rõ những rủi ro do hoạt động này gây ra đối với tổ chức của họ, khi có đến 42% người Châu Á trong mẫu khảo sát thực sự tin rằng khả năng mất mát dữ liệu và tiếp xúc với các mối nguy hiểm độc hại CNTT là nguy cơ chủ yếu. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại cho bộ phận CNTT là nhận thức về nguy cơ này không ngăn được các nhân viên đó phớt lờ các qui định của doanh nghiệp. Trên thực tế, gần một nửa (47%) đối tượng khảo sát người Châu Á thừa nhận họ đã hoặc sẽ làm trái với qui định của công ty về việc cấm sử dụng các thiết bị thuộc sở hữu cá nhân cho công việc.
Khi được hỏi về các qui định cấm sử dụng các ứng dụng không được phê duyệt, con số vẫn như vậy, với 39% đối tượng khảo sát người Châu Á thừa nhận họ đã hoặc sẽ phản đối qui định. Những nguy cơ có thể xảy ra với doanh nghiệp từ các ứng dụng không được phê duyệt được xác định sẽ tăng lên. Thật vậy, hơn ba phần tư (81%) đối tượng khảo sát người Châu Á xác nhận họ thích Mang Ứng dụng Riêng (BYOA) của mình đến công sở, nơi mà người dùng tạo ra và sử dụng các ứng dụng tùy thích của riêng họ.
Kết quả khảo sát cũng gợi ý về sự phản kháng liên quan đến việc triển khai bảo mật trên thiết bị của một nhân viên mà các doanh nghiệp có thể đối mặt. Phần lớn các đối tượng khảo sát người Châu Á (54%) thấy rằng chính bản thân họ, chứ không phải là công ty, phải chịu trách nhiệm cho sự an toàn của các thiết bị cá nhân mà họ sử dụng cho công việc. Con số này lớn hơn nhiều so với số người tin rằng trách nhiệm cuối cùng thuộc về người chủ sử dụng lao động (35%).
Theo Ictnews.vn