Chủ nhật, 22/12/2024
Translate
Tìm kiếm
Giới thiệu chung VEIA
English
Tin tức và sự kiện
Doanh nghiệp hội viên VEIA
Xúc tiến thương mại
Dịch vụ trực tuyến B2B
Thế giới công nghệ
Xã hội điện tử-thông tin
Văn bản pháp quy
Hội viên Hiệp hội điện tử
English News and Events
Đại hội VEIA IV
Tạp chí Điện tử Vietnet24h, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Thông tin thời tiết

  Cập nhật: 27/07/2012
Khó liên thông chính quyền điện tử khi mỗi nơi một phách

Cùng là giải pháp chính quyền điện tử hoặc quản lý văn bản điện tử song mỗi nhà cung cấp lại phát triển trên những nền tảng khác nhau, không có chuẩn chung, dẫn tới khó có thể kết nối liên thông để xây dựng Chính phủ điện tử.

Không thể liên thông 

Các cơ quan Nhà nước (CQNN) là một thị trường đầy tiềm năng của các doanh nghiệp CNTT-TT. Với mỗi “đầu bài” được đặt ra từ phía các CQNN, rất nhiều doanh nghiệp sẵn sàng tham gia tìm “lời giải”. 

Chẳng hạn, để tin học hóa công tác quản lý, soạn thảo, xử lý văn bản và hồ sơ công việc, đồng thời trợ giúp hiệu quả để lãnh đạo có thể dễ dàng chỉ đạo, giao việc, theo dõi tình hình xử lý công việc... các CQNN đều có nhu cầu triển khai hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành. Có “cầu” lập tức có “cung”, hàng loạt doanh nghiệp đã “nhảy” vào đầu tư giải pháp phần mềm này. Hiện trên thị trường đếm sơ sơ cũng đã thấy có tới cả chục giải pháp như Hệ thống quản lý văn bản và điều hành qua mạng NetOffice của Công ty TNHH Nghiên cứu và Phát triển công nghệ phần mềm SELAB, Phần mềm văn phòng điện tử M-Office của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai, Giải pháp Thông tin chỉ đạo điều hành eDocman Plus của Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm CMC (CMC Soft), Phần mềm quản lý văn bản và điều hành UniOffice của Công ty Cổ phần Công nghệ Tâm Hợp Nhất (Unitech), Phần mềm quản lý văn bản đi đến và điều hành tác nghiệp tDoc của Công ty tư vấn triển khai phần mềm quản lý CSASS,… 

Các CQNN từ Trung ương tới địa phương có rất nhiều cơ hội lựa chọn và “tùy cơm gắp mắm”. Song mặt trái của vấn đề là mỗi giải pháp CNTT của doanh nghiệp thường không thể đáp ứng nhu cầu kết nối, liên thông với các giải pháp, phần mềm của các CQNN khác, thậm chí với chính cả các phần mềm ứng dụng khác trong nội bộ CQNN.
 
Nhiều phần mềm trong cơ quan Nhà nước không có khả năng kết nối, liên thông
Nhiều phần mềm trong cơ quan Nhà nước không có khả năng kết nối, liên thông
 

Tại Hội thảo Chính phủ điện tử do Bộ TT&TT phối hợp với Tập đoàn Dữ liệu IDG tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng cho biết ngay trong Bộ TT&TT cũng đang gặp khó khăn trong việc liên thông giữa phần mềm eOffice của Bkav với phần mềm NetOffice đã cài đặt sử dụng trước đấy. 

“Bộ TT&TT rất quan tâm đến vấn đề này vì hiện có rất nhiều cơ quan đang sử dụng các phần mềm hệ thống thông tin, quản lý văn bản điều hành khác nhau trong nội bộ. Không thể bắt buộc các cơ quan phải dùng chung một loại phần mềm nào đó, vì đó là quyền tự chủ của từng cơ quan. Và cũng rất khó để đánh giá phần mềm nào ưu việt hơn, tốt hơn”, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng chia sẻ. 

Ở góc độ nhà cung cấp giải pháp phần mềm, ông Nguyễn Duy Phước, Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh phần mềm, Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) cũng thừa nhận hiện trạng có nhiều sản phẩm, phần mềm trong một mảng hoạt động nghiệp vụ của CQNN, và mỗi công ty có một chiến lược, nền tảng khác nhau. Do đó, việc kết nối với nhau gặp một số vấn đề, chẳng hạn, phần mềm đóng gói của doanh nghiệp này sẽ không cho doanh nghiệp khác can thiệp để kết nối. 

Trả lời câu hỏi của phóng viên ICTnews về khả năng kết nối liên thông của phần mềm do mình triển khai xây dựng với các phần mềm khác, cả ông Nguyễn Duy Phước ở FPT IS và ông Nguyễn Bá Cơ, Phó Giám đốc dự án Bkav đều khẳng định các CQNN sử dụng phần mềm của 2 doanh nghiệp này không phải lo ngại về chuyện có giao tiếp, kết nối được hay không, bởi trong thực tế triển khai họ đã giải quyết tốt bài toán này khá nhiều lần.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên ICTnews về vấn đề này, một đại diện của Sở TT&TT Hà Nội bày tỏ rõ sự hoài nghi rằng hầu hết các doanh nghiệp phần mềm sẽ chẳng dễ dàng gì “nhường phần ngon” của mình cho đối thủ cạnh tranh, và sẽ khó có chuyện doanh nghiệp triển khai giải pháp trước đó hỗ trợ cho doanh nghiệp triển khai giải pháp kế cận “kiếm cơm”. 

Khắc phục bằng chuẩn 

Bàn tới vấn đề giải pháp để các phần mềm có thể kết nối, liên thông, ông Lê Hoàng Ngọc, Phó Giám đốc Sở TT&TT Đồng Nai đề xuất phải có chuẩn cho các phần mềm. Cơ quan quản lý Nhà nước cần phải đặc tả đối với phần mềm mang tính chất dùng chung để các nhà sản xuất tuân theo chuẩn đó để sau này có thể liên thông với nhau, tránh tình trạng phân mảnh, đầu tư tốn kém. 

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Bá Cơ nói thêm: “Bộ TT&TT cần đưa ra các quy định yêu cầu các phần mềm phải bắt tay với nhau để các nhà sản xuất phần mềm có thể can thiệp vào”. 

Ghi nhận những đề xuất nêu trên, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Ứng dụng CNTT, Bộ TT&TT cho biết: “Đến nay, Bộ TT&TT đã ban hành tiêu chuẩn ở mức khung, cần có thêm mô tả dữ liệu trường thông tin chi tiết hơn trong việc trao đổi văn bản, trao đổi dữ liệu. Bộ TT&TT kêu gọi các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động thực tế thấy cần có những tiêu chuẩn cụ thể thế nào thì góp ý với Bộ TT&TT để có những quy định đáp ứng mong muốn xây dựng chính quyền điện tử”.

Theo Dantri.com.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Hội Tin học Việt Nam
VAA
Hội tin học Thành Phố Hồ Chí Minh
Công ty TNHH MTV Hanel
Công ty CP Minh Việt
Trung tam TKNL Hanoi (ECC Hanoi)
Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát



www.veia.org.vn

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà MIPEC TOWER 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
Tel: (84-4) 39332845 Fax: (84-4) 39332846
Email: hiephoidientu@veia.org.vn, Website: www.veia.org.vn

.Designed by Intecom ( Minh Việt JSC and HanelCom )