Thứ hai, 30/12/2024
Translate
Tìm kiếm
Giới thiệu chung VEIA
English
Tin tức và sự kiện
Doanh nghiệp hội viên VEIA
Xúc tiến thương mại
Dịch vụ trực tuyến B2B
Thế giới công nghệ
Xã hội điện tử-thông tin
Văn bản pháp quy
Hội viên Hiệp hội điện tử
English News and Events
Đại hội VEIA IV
Tạp chí Điện tử Vietnet24h, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Thông tin thời tiết

  Cập nhật: 08/08/2012
Thêm doanh nghiệp bỏ "cuộc chơi" điện thoại Việt

Theo nguồn tin của ICTnews, HiPT đã chính thức bỏ thương hiệu điện thoại Hi-Mobile sau hơn một năm nhảy vào lĩnh vực thiết bị di động, còn Tập đoàn CMC dù không công khai nhưng hiện cũng đang âm thầm "khai tử" thương hiệu BlueFone.

Hi mobile.jpg

Một số sản phẩm mang thương hiệu Hi-Mobile. Ảnh: V.Q

Hi-Mobile chỉ "trụ" được hơn 1 năm

Theo văn bản gửi lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước do Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn HiPT Đặng Minh Đức ký ngày 3/8/2012, chủ sở hữu của Công ty TNHH một thành viên HiPTMobile (đơn vị trực tiếp nghiên cứu, phát triển thiết bị di động Hi-Mobile) hiện đã được chuyển từ HiPT sang một doanh nghiệp có thương hiệu còn khá lạ là Công ty TNHH một thành viên Phân phối Hà Nội Belico.

Trao đổi với ICTnews về nguyên nhân không tiếp tục phát triển Hi-Mobile, phía HiPT chỉ cho biết sau một thời gian tham gia thị trường, HiPT đã quyết định chuyển hướng, không đẩy mạnh mảng thiết bị di động để tập trung phát triển cho lĩnh vực khác cốt lõi khác.

“Phía công ty sở hữu Hi-Mobile sẽ tiếp quản mọi trách nhiệm bảo hành đối với sản phẩm điện thoại đã bán ra thị trường và còn thời hạn bảo hành”, đại diện HiPT cho hay. Như vậy, chỉ sau khoảng 1,5 năm khai sinh thương hiệu Hi-Mobile (ra mắt thị trường từ đầu tháng 1/2011), đến nay HiPT đã chính thức phải để cho Hi-Mobile “sang ở nhà khác”.

Đáng chú ý là theo nguồn tin của ICTnews, một thương hiệu điện thoại Việt nữa cùng chung tháng “khai sinh” với Hi-Mobile là BlueFone của Tập đoàn CMC hiện không còn được CMC phát triển.

“CMC dù không công khai “khai tử” nhưng doanh nghiệp này đang lặng lẽ để cho thương hiệu BlueFone trôi vào quá khứ”, một chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông di động cho hay, đồng thời bày tỏ đây không phải là điều bất ngờ.

Sẽ có thêm doanh nghiệp khai tử ngay trong năm 2012

Từ năm 2009, 2010 (giai đoạn được coi là thời kỳ đỉnh cao của các nhà sản xuất điện thoại di động), tại Việt Nam liên tiếp xuất hiện doanh nghiệp trong nước khai sinh thương hiệu mang tên Việt như Q-Mobile, FPT Mobile, Mobistar, Mobel rồi Hi-Mobile, BlueFone, Hanel Mobile… Hầu hết đều nhảy vào sân chơi điện thoại giá rẻ, “nhiều SIM” (như BlueFone của CMC có cả những mẫu di động chứa tới 4 SIM, rồi 3 SIM 3 sóng online tương tự như nhiều mẫu điện thoại thương hiệu Trung Quốc khác).

Ngót nghét hơn chục thương hiệu Việt sôi sục cạnh tranh lẫn nhau với thương hiệu ngoại, khiến cho miếng bánh thị phần ngày càng hạn hẹp… Và đến thời điểm giữa năm 2012, sự bão hòa của “dế giá rẻ thương hiệu Việt” bão hòa đến đỉnh điểm, thị trường kinh doanh thiết bị di động tại Việt Nam liên tiếp đứng trong tình cảnh khó khăn thì số phận của điện thoại thương hiệu Việt càng lao đao.

Thậm chí, một thương hiệu từng tạo được thanh thế trong làng “dế Việt” như Q-Mobile cũng phải lâm cảnh lao đao, loay hoay tìm những bước chuyển mình như sản xuất smartphone giá rẻ (như gần đây Q-Mobile tung ra một loạt smartphone cảm ứng đa điểm, nhiều tính năng với mức giá từ 1,5 - 3 triệu đồng).

Theo Hãng nghiên cứu thị trường IDC Châu Á - Thái Bình Dương, hàng loạt yếu tố như sự khó khăn của nền kinh tế, sức mua suy yếu diễn ra trong suốt thời gian qua đang khiến cho thị trường tiêu thụ điện thoại di động tại Việt Nam sẽ rất khó khăn để tìm lại được đà tăng trưởng. Sức mua tại hầu hết các hệ thống bán lẻ điện thoại di động trong quý I và II đều giảm khoảng 30%.

Trao đổi với ICTnews, ông Trương Đình Anh – Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT cũng khẳng định sức mua điện thoại thấp là vẫn do sự tác động của kinh tế khó khăn, người tiêu dùng giảm bớt chi tiêu, thị trường bão hòa.

Các hãng điện thoại Việt vốn có được chỗ đứng trên thị trường chủ yếu dựa vào phân khúc bình dân, tuy nhiên thời gian gần đây nhiều “ông lớn” như Samsung, Nokia hay LG... vẫn lần lượt tung ra hàng loạt sản phẩm thuộc phân khúc smartphone giá rẻ, càng đẩy những thương hiệu Việt lâm cảnh cùng cực.

Vì thế, ông Võ Lê Tâm Thanh, chuyên viên phân tích thị trường thuộc nhóm nghiên cứu thiết bị người dùng của IDC Việt Nam gần đây cũng cho rằng một số điện thoại thương hiệu Việt và Trung Quốc đã rút khỏi thị trường, và khả năng sẽ còn thêm nhiều hãng phải rời khỏi thị trường Việt Nam ngay trong năm 2012.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Hội Tin học Việt Nam
VAA
Hội tin học Thành Phố Hồ Chí Minh
Công ty TNHH MTV Hanel
Công ty CP Minh Việt
Trung tam TKNL Hanoi (ECC Hanoi)
Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát



www.veia.org.vn

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà MIPEC TOWER 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
Tel: (84-4) 39332845 Fax: (84-4) 39332846
Email: hiephoidientu@veia.org.vn, Website: www.veia.org.vn

.Designed by Intecom ( Minh Việt JSC and HanelCom )