|
Ngành Bưu điện đảm bảo thông tin liên lạc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. |
Được biết tháng 8/1964, Tổng cục Bưu điện thành lập bộ phận Điều độ đường điện gọi là Trung tâm điều hành 3576 thuộc Cục điện chính, xin ông cho biết Trung tâm ra đời nhằm mục đích gì?
Năm 1964, hàng ngày máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc rất ác liệt. Tất cả các đường dây thông tin liên lạc của ta lúc đó đều là dây trần nên khi địch đánh phá, làm mất thông tin liên lạc, ảnh hưởng đến việc chỉ huy chỉ đạo từ Trung ương vào chiến trường. Tổng cục Bưu điện lúc ấy đóng ở 18 Nguyễn Du, Hà Nội. Vì vậy, để phục vụ lãnh đạo và chỉ đạo kịp thời thì phải có trung tâm điều hành đóng gần trụ sở làm việc của lãnh đạo Tổng cục. Văn phòng Tổng cục trưởng và Tổng cục phó lúc ấy đều ở số 18 Nguyễn Du, nên việc thành lập Trung tâm điều hành 3576 đặt ngay bên dưới phòng làm việc của lãnh đạo Tổng cục là nhằm phục vụ công tác chỉ huy các Giám đốc Bưu điện tỉnh, chỉ đạo kịp thời việc nối dây thông tuyến, chuyển đổi đài trạm… sau khi máy bay địch đánh phá hư hỏng. Trung tâm điều hành 3576 được thành lập đã thực hiện nhiệm vụ báo cáo xin các chủ trương ý kiến của lãnh đạo và truyền đạt các ý kiến chỉ đạo kịp thời, điều động các đội xung kích ra mặt trận để thực hiện việc nối dây thông tuyến trong thời gian sớm nhất.
Có thể nói, Trung tâm 3576 là nơi tập trung các đầu mối thông tin liên lạc của tất các Bưu điện tỉnh thành báo cáo về Tổng cục, và Tổng cục có trách nhiệm báo cáo Chính phủ và ngược lại Trung tâm 3576 đã truyền đạt các chỉ thị, chỉ đạo của Trung ương và lãnh đạo Tổng cục đến các Bưu điện tỉnh thành một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Trung tâm 3576 đã góp phần cùng Quân khu Thủ đô, Bộ Quốc phòng và Bộ tư lệnh chiến trường đảm bảo đảm thông tin liên lạc xuyên suốt trong những năm tháng máy bay Mỹ bắn phá ác liệt miền Bắc.
Sau khi Đế quốc Mỹ gây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ, chúng bắt đầu dùng máy bay đánh phá miền Bắc. Tất cả các hải cảng và tuyến đường vận chuyển quân lương, vũ khí và xăng dầu của ta vào Nam đều bị địch đánh phá ác liệt. Mạng lưới thông tin liên lạc đều là dây trần và dây cáp bị đứt do máy bay Mỹ bắn phá. Trước tình hình ấy, Trung ương và lãnh đạo Tổng cục chủ trương toàn bộ hệ thống mạng lưới đi dọc theo quốc lộ 1A, từ Hà Nội đến các tỉnh phía Bắc gồm Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, và vào phía Nam gồm: Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Vĩnh Linh, Thừa Thiên... đều phải chuyển hướng. Tất cả các trạm cơ vụ đều được đưa xuống hệ thống hầm chữ A và hầm bê tông và sau đó đưa máy xuống kể cả hữu tuyến và vô tuyến, thiết bị tải ba và vô tuyến. Trường hợp địch đánh trực tiếp đường dây trần thì phải kéo vòng qua điểm địch đang bắn phá để khỏi bị đứt dây.
Nói tóm lại thời kỳ này, tất cả đều chuyển hướng, từ hệ thống đài trạm, thiết bị hữu tuyến và vô tuyến đều chuyển sang thời chiến, các tổng đài cơ vụ đều đã được đưa xuống hầm trú ẩn.
Sau Hội nghị đánh giá về công tác giữ vững mạch máu giao thông vận tải chi viện cho chiến trường, Chính phủ chỉ thị cho Tổng cục Bưu điện biệt phái một lực lượng cán bộ kỹ thuật do ông làm Trưởng đoàn vào công tác tại khu IV, mở rộng vai trò của Trung tâm 3576. Ông có thể cho biết đã phối hợp với Bộ tư lệnh triển khai nhiệm của đoàn ở khu IV?
Do không thể thực hiện các mệnh lệnh chỉ đạo qua điện thoại từ Trung tâm điều hành 3576 mà phải có người cụ thể vào chiến trường để chỉ huy trực tiếp tại các bến phà, cầu cảng như cầu Lèn, cầu Hàm Rồng, cầu Bom, sông Gianh, sông Nhật Lệ, Địa đạo Vình Linh.... là những địa điểm mà địch thường xuyên tăng cường bắn phá ác liệt. Trước tình hình đó, để đảm bảo thông tin liên lạc và công tác chỉ đạo tại các binh trạm, Ban Bí thư và Chính phủ đã yêu cầu Bưu điện phải cử một đoàn cán bộ lãnh đạo vào khu 4 để tham gia Bộ Tư lệnh vận tải do ông Phan Trọng Tuệ - Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng giao thông làm Tư lệnh và ông Đinh Đức Thiện làm Tham mưu trưởng. Lúc ấy, tôi với cương vị Quyền Cục trưởng Cục kiến thiết cơ bản được cử làm Trưởng đoàn của Bưu điện và đồng thời bên Bộ Tư lệnh cũng bổ nhiệm tôi làm Trưởng ban thông tin liên lạc dân sự và Phó ban thông tin liên lạc quân đội. Với những cương vị ấy, tôi đã chỉ đạo các Giám đốc Bưu điện tỉnh Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên hoàn thành nhiệm vụ và nhờ có sự phối hợp tốt với quân đội nên mạng lưới đường trục từ Hà Nội vào Vĩnh Linh hoạt động thông suốt, đảm bảo thông tin liên lạc từ Hà Nội đến Khu 4.
Năm 1969, Bộ tư lệnh đảm bảo giao thông vận tải khu IV tặng Giấy khen cho ông vì đã lập thành tích xuất sắc trong chiến dịch VT5. Xin ông cho biết kỷ niệm sâu sắc nhất khi tham gia chỉ đạo chiến dịch này?
Lúc đầu, tôi ở Cục điện chính nắm toàn bộ mạng lưới vô tuyến hữu tuyến toàn ngành, và khi tôi sang quân đội thì nắm rõ thêm mạng lưới của quân đội. Do tôi nắm được cả hai mạng này, nên thông tin chiến trường vào được bao nhiêu xe, bao nhiêu xe bị đốt cháy, đưa được bao nhiêu vũ khí và người vào thì tôi đều nắm. Vì vậy trong các cuộc họp giao ban của Bộ Tư lệnh, thì có lẽ ban thông tin liên lạc được tuyên dương nhiều nhất. Bản thân tôi cũng thường đi xuống cơ sở, hoặc dùng máy gọi đến các đài trạm bất kể đêm ngày để đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt. Do có thành tích công tác tốt nên tôi đã được Bộ tư lệnh đảm bảo giao thông vận tải khu IV trao tặng giấy khen trong thời kỳ này.
Thời kỳ này tuy có nhiều khó khăn gian khổ, nhưng bằng nhiều cách chúng tôi đã động viên cùng nhau phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, lấy gương của những đồng chí đã anh dũng hy sinh để động viên anh chị em. Ngay ở Thừa Thiên Huế có ông Hồ Sanh, từng làm công nhân của Công ty công trình. Khi địch ném bom từ trường xuống sông Gianh, ông Hồ Sanh lúc ấy đang thả cáp qua sông đã túm 4 cái cánh của bom bi để tháo đít bom và tháo thuốc súng ra. Ông Hồ Sanh chính là tác giả tháo bom bi đầu tiên và đã được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng 3 và sau này ông đã được đề bạt làm Giám đốc Bưu điện Thừa Thiên Huế.
Xin cảm ơn ông!
Theo Ictnews.vn
|
Ông Hoàng Bạn, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện. |
Sau năm 1964, đế quốc Mỹ dùng không quân và hải quân phong tỏa, đánh phá miền Bắc, khi đó phương châm phục vụ của ngành Bưu điện có sự chuyển hướng như thế nào để phù hợp với tình hình cả nước có chiến tranh?