Cùng đồng hành với thành công của chương trình cải cách hành chính công của Chính phủ, trách nhiệm xây dựng một nền tảng Chính phủ điện tử là nhiệm vụ quan trọng của ngành CNTT-TT, từng bước hình thành chính quyền điện tử các cấp nhằm cung cấp hệ thống dịch vụ công hoàn chỉnh trên các cổng một cửa đã được các ngành và địa phương tích cực và chủ động phát triển và xây dựng. Tuy nhiên đây là một nhiệm vụ mới gắn liền với việc nâng cao nhận thức từ lãnh đạo đến người dân trong tiến trình xây dựng chính quyền điện tử đã cho thấy nhiều vấn đề cần trao đổi, cần bàn luận và thống nhất từ nhận thức, cách triển khai, lựa chọn giải pháp - công nghệ và dịch vụ, đảm bảo môi trường chính sách cho phát triển, chính vì vậy với chủ đề: “Phát triển, kết nối và thu hẹp khoảng cách số hướng đến chính quyền điện tử” Hội thảo lần thứ 16 được tổ chức tại Đồng Nai là diễn đàn quan trọng của cả nước và giới CNTT Việt Nam hướng đến một chính quyền điện tử thông minh vì dân và phục vụ nhân dân.
Hội thảo Đồng Nai với quy mô hoành tráng:
Ngày 24/8/2011, Hội thảo hợp tác phát triển CNTT&TT Việt Nam lần thứ XVI đã chính thức khai mạc tại Trung Tâm Hội nghị tỉnh Đồng Nai với sự tham gia của gần 600 đại biểu (chưa kể gần 100 sinh viên CNTT các năm cuối từ các Trường Đại học tại Đồng Nai tham gia phiên phân ban buổi chiều).
Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng; Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh và Nguyễn Thành Trí; Chủ Tịch Hội Tin học Việt Nam Bùi Mạnh Hải, Chủ tịch Hội Tin học Tp HCM Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Tin học Đồng Nai Nguyễn Văn Khai và nhiều lãnh đạo UBND các tỉnh thành khác cùng gần 600 đại biểu đại diện các cơ quan đến từ Đồng Nai, đại biểu từ trên 40 các tỉnh thành cả nước; đại biểu các Bộ, Ngành TW như VP BCĐ quốc gia về CNTT, VP Chính Phủ, Bộ TTTT (cùng lãnh đạo các Cục và các Vụ, các Viện) , Bộ KH&CN, Bộ Tài Chính, Bộ VHTTDL , Bộ KHĐT, Bộ Công An, Bộ LĐTBXH, Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT; cùng các đơn vị, doanh nghiệp, các Hội, Hiệp hội ngành-nghề, Viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo…liên quan. Tham dự Hội thảo có các đại biểu đến từ các tỉnh cực Bắc (Lạng Sơn) đến các tỉnh cực Nam (Cà Mau) và nổi bật là sự hiện diện của trên 40 Sở TTTT, nhiều Sở KH-CN, VP UBND các tỉnh, đại diện cho gần 30 Hội tin học thành viên cả nước và đại diện đầy đủ các Sở, Ban, ngành, trường học tại tỉnh Đồng Nai cùng tham dự hội thảo.
Đến dự hội thảo còn có sự hiện diện của đông đảo các phóng viên báo chí, phát thanh và truyền hình TW và địa phương.
Nội dung phong phú nhưng cụ thể và thiết thực là thành công của Hội thảo:
Hội thảo Hợp tác phát triển CNTT-TT lần thứ 15 diễn ra trong thời gian cả ngày 24/8. Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng đã khai mạc Hội thảo. Ông Nguyễn Thành Trí - Phó chủ tịch UBND tỉnh đã phát biểu chào mừng Hội thảo.
Trong phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng đã nhấn mạnh việc xây dựng chính quyền điện tử minh bạch, hiệu quả là nhiệm vụ thiết yếu. Ông cho biết, với lợi thế là một nước có dân số trẻ, có số người sử dụng Internet đông đảo, sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, sự nỗ lực của các Bộ, Ngành cùng các địa phương, việc ứng dụng và phát triển CNTT ở Việt Nam những năm qua đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Năm 2011, tổng doanh thu toàn ngành CNTT-TT đã đạt 20 tỷ USD, cả nước có 29/30 Bộ, cơ quan ngang Bộ và 63/63 tỉnh thành phố đã có trang/cổng thông tin điện tử. Các cơ quan TW và địa phương đã triển khai được hơn 94.000 dịch vụ công mức 1 và 2, gần 900 dịch vụ công mức 3 và 11 dịch vụ công mức 4. Năm 2012, CPĐT Việt Nam được Liên Hiệp Quốc xếp hạng 83/190 nước trên thế giới (tăng 7 bậc so với năm 2010)...
Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về CNTT-TT, Bộ TT&TT sẵn sàng lắng nghe các ý kiến để tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách về CNTT-TT cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Hội thảo sẽ không ngừng hoàn thiện cả về nội dung chương trình và tổ chức nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của các đại biểu. Hội thảo thành công sẽ góp phần từng bước xây dựng một chính quyền điện tử thực sự hiệu quả cho tỉnh Đổng Nai, khu vực miền Đông-miền Tây Nam Bộ tạo động lực phát triển kinh tế xã hội cho toàn vùng nói riêng và cả nước nói chung-Thứ trưởng Hồng mong muốn và tin tưởng.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Trí bày tỏ vui mừng khi Đồng Nai được chọn đăng cai tổ chức hội thảo CNTT - TT lần thứ 16, ông cho biết, lãnh đạo tỉnh đã, đang và sẽ làm hết sức mình để hội thảo được diễn ra thành công tốt đẹp, đồng thời thông qua hội thảo này, tỉnh Đồng Nai mong muốn được giới thiệu, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong phát triển lĩnh vực CNTT - TT, đặc biệt là những kinh nghiệm trong hướng tới xây dựng chính quyền điện tử.
Lần đầu tiên Đồng Nai có bài trình bày bằng hình thức phát VideoClip giới thiệu các thành tựu ứng dụng CNTT-TT của tỉnh Đồng Nai trong xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử các cấp tại Đồng Nai. Videoclip đã cho thấy bức tranh toàn cảnh về ứng dụng CNTT-TT của Đồng Nai thông qua việc xây dựng chính quyền điện tử đến với mọi mặt đời sống của người dân. Đồng Nai cũng là tỉnh đi đầu trong triển khai các ứng dụng Chính quyền điện tử cụ thể và nhân rộng - chuyển giao công nghệ và giải pháp cho các địa phương bạn.
Phiên hội thảo chính bắt đầu bằng các báo cáo về định hướng phát triển cho xây dựng CQĐT trong các năm sắp tới với tham luận của Cục ƯD CNTT và Trung tâm Tin học VP Chính phủ về chỉ thị 15 của thủ tước về sử dụng văn bản điện tử. Hội thảo đã nghe các báo cáo điển hình của Sở KH&CN Đồng Nai, Cục CNTT-Bộ Tài nguyên & Môi trường, Tp Đà Nẵng, Tập đoàn Viettel, CLB Phần mềm tự do nguồn mở.
Các tham luận đã bám theo nội dung Chủ đề hội thảo, hầu hết các báo cáo quan trọng đã tập trung đề cập tới các khó khăn vướng mắc và đề xuất các kiến nghị rất cụ thể thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử các cấp.
Cuối phiên toàn thể buổi sáng, được sự chấp thuận của lãnh đạo Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT ông Lê Hồng Hà - Phó Chủ tịch Hội Tin học VN đã có báo cáo đánh giá kết quả xếp hạng Vietnam ICT Index từ 2006-2011.
Phiên làm việc buổi sáng của Hội thảo đã được đài truyền hình Đồng Nai truyền hình trực tiếp và được đón nhận cùng tham dự từ các điểm đầu cầu tại các Quận, Huyện trong địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Trong phiên làm việc buổi sáng đã chứng kiến lễ trao tặng máy tính cho Hội Người cao tuổi và Hội nạn nhân chất độc màu da cam/dioxin tỉnh Đồng Nai. Trao tặng 10 suất học bổng, mỗi suất 3 triệu đồng cho các sinh viên CNTT trường Đại học Lạc Hồng và trường Đại học Đồng Nai. Tặng 5 suất học bổng, mỗi suất 3 triệu đồng cho 05 học sinh chuyên tin trường PTTH chuyên Lương Thế Vinh tỉnh Đồng Nai.
Chiều cùng ngày, Hội thảo chia làm hai phân ban, các diễn giả trình bày xoay quanh hai chủ đề ”Ứng dụng CNTT-TT với chính quyền điện tử” và “Giải pháp-công nghệ & nguồn nhân lực CNTT”
Phân ban ứng dụng: tiếp tục nội dung theo chủ đề với các báo cáo kinh nghiệm và giải pháp của các tỉnh thành: Tp HCM, An Giang, Trà Vinh, Long An, Bà rịa - Vũng Tàu với các đề xuất và kiến nghị cụ thể theo chủ đề Hội thảo. Bên cạnh là các báo cáo chia xẻ mô hinh và kinh nghiệm của Quỹ Melinda-Gates Bộ TTTT, về An ninh thông tin của Bộ Công An và báo cáo mô hình của Hải quan Đồng Nai.
Phần thảo luận đã quan tâm tới và trao đổi về: mạng chuyên dùng chính phủ do Bưu điện TW thực hiện với chính sách giá cước, hỗ trợ cũng như việc triển khai ứng dụng; các đại biểu còn bày tỏ sự quan tâm đến mô hình triển khai CQĐT đến cấp huyện Xã (Long An, Trà vinh), mong muốn chia xẻ kinh nghiệm và mô hình hệ thống thông tin chuyên ngành của Tp HCM...
Phân ban Công nghệ giải pháp: thu hút các đại biểu (đặc biệt các bạn trẻ) có 7 báo cáo tập trung cho Khối Doanh nghiệp, thay vì quảng bá các DN đã cố gắng đưa các nội dung giải pháp - công nghệ thiết thực cho thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử.
Phần thảo luận đã quan tâm tới và trao đổi về: các giải pháp liên thông trong ứng dụng CQĐT và khẳng định tuy còn nhiều bất cập nhưng nếu các nhà cung cấp giải pháp ngồi lại cùng phối hợp thì liên thông sẽ không ảnh hưởng đến tiến trình ứng dụng. Các đại biểu cũng thảo luận và quan tâm đến mô hình ứng dụng CNTT cho các trường học vùng sâu, vùng xa; mô hình điểm thông tin KHCN tại các trung tâm giáo dục cộng đồng và điểm văn hoá - bưu điện xã.
Với các nội dung quan trọng và phong phú, hội thảo đã có 3 bài phát biểu, 25 tham luận ( trên 50 báo cáo đăng ký đã đưa lên trang Hội thảo ngay từ đầu giờ sáng)
Qua một ngày làm việc thiết thực và hiệu quả, Hội thảo đã thành công tốt đẹp, trước hết là sự quan tâm của tỉnh đăng cai - Đồng Nai với sự hiện diện và quan tâm của các đoàn đại biểu.
Những đóng góp và kiến nghị thông qua Hội thảo:
Các khó khăn, vướng mắc:
- Nhận thức (nhất là các cấp lãnh đạo cao) vẫn còn hạn chế về vai trò của CNTT-TT trong triển khai và chiến lược phát triển của địa phương và của quốc gia.
- Đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT -TT còn rất khiêm tốn và chiếm một tỷ trọng thấp trong tổng đầu tư từ ngân sách (cũng như xã hội); trừ các thành phố lớn, các tỉnh chỉ còn trông chờ từ nguồn ngân sách cho KH&CN.
- Một trong rào cản chính trong tiến trình xây dựng Chính quyền điện tử là mức độ ứng dụng CNTT nhìn chung chưa đồng đều (ngay cả cấp độ tỉnh - thành và giữa các Sở TTTT), chưa có kết nối của ngành TW với Chính quyền điện tử địa phương. Đầu tư ứng dụng CNTT của một số ngành trung ương còn trùng lắp với địa phương cũng là trở ngại và lãng phí.
- Thiếu kiến trúc, mô hình chuẩn thống nhất trong ứng dụng CNTT cho các địa phương và cần làm ngay từ cấp TW. Thiếu cơ sở dữ liệu quốc gia chia xẻ cho tiến trình xây dựng CQĐT các cấp. Môi trường chính sách còn chưa thật gắn liền với ứng dụng và phát triển CNTT, vẫn theo phương thức phát triển đến đâu quản lý đến đó.
- Cải cách hành chính nhiều khi chưa gắn liền với ứng dụng CNTT trong xây dựng chính quyền điện tử.
- Thiếu nguồn nhân lực CNTT và chế độ đãi ngộ cho nguồn lực CNTT chưa đảm bảo và là một khó khăn chưa có bài giải.
Các kiến nghị và đề xuất:
- Cần có giải pháp về môi trường chính sách và cơ chế tài chính mạnh hơn để đẩy mạnh triển khai ứng dụng và phát triển CNTT đặc biệt cho các địa phương. Giành ngân sách thỏa đáng cho đầu tư ứng dụng CNTT hàng năm ở tất cả các cấp, các ngành và địa phương.
- Thống nhất các ứng dụng có khả năng dùng chung cho cả nước và khuyến nghị danh mục các ứng dụng đã triển khai có hiệu quả để các địa phương khác tham khảo, triển khai nhân rộng nhằm bảo đảm tính khả thi và tiết kiệm trong đầu tư.
- Xây dựng và chia xẻ cơ sở dữ liệu quốc gia cho địa phương nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình ứng dụng CNTT và xây dựng nền tảng chính quyền điện tử.
- Cần có sự thống nhất về qui trình nghiệp vụ của các thủ tục hành chính để bảo đảm triển khai hiệu quả ứng dụng CNTT trong xây dựng Chính quyền điện tử.
- Cần có chính sách cụ thể khuyến khích thực hiện dự án đầu tư theo hình thức thuê nhà cung cấp dịch vụ ngoài. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho ứng dụng thông qua hình thức thuê dịch vụ và tạo thị trường và phát triển dịch vụ. Khuyến khích thực hiện dự án đầu tư theo mô hình hợp tác đối tác Công- Tư (PPP) trong lĩnh vực CNTT.
- Tiếp tục cải thiện chất lượng đào tạo nhân lực CNTT và có chính sách ưu đãi cán bộ làm CNTT.
Tại phiên bế mạc Hội thảo đã diễn ra nghi thức trao cờ đăng cai tổ chức Hội thảo Hợp tác phát triển CNTT-TT Việt Nam lần thứ 14 năm 2013 cho tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông Hoàng Bảo Hùng, Phó Giám đốc Sở TTTT tỉnh Thừa Thiên Huế thay mặt tỉnh đăng cai đã nhận cờ đăng cai Hội thảo 2013 và phát biểu giới thiệu hình ảnh thành phố văn hiến và lịch sử nổi tiếng khu vực miềm Trung tiếp nhận đăng cai sau đúng 10 năm Hội thảo hợp tác phát triển phát triển từ tầm khu vực lên quốc gia.
Các hoạt động bên cạnh:
Ngày 23/8: 67 đại biểu các tỉnh thành và TW đã thăm quan các cơ sở ứng dụng CNTT của Đồng Nai.
Ngày 23/8: Khai mạc Triển lãm CNTT-TT Đồng Nai 2012.
Triển lãm CNTT-TT tỉnh Đồng Nai 2012 đã khai mạc lúc 20h00 tối 23/8 và kéo dài đến hết ngày 25/8 với 37 đơn vị tham gia với các gian hàng triển lãm từ giới thiệu thành tựu, SP-GP, Công nghệ cho các đại biểu đến tham dự hội thảo và công chúng tỉnh Đồng Nai.
Ngày 25/8: Giải Giao lưu Tiên giang ICT Tennis 2012
Một hoạt động không thể thiếu đó là giao lưu thể thao, sáng 25/8 đã diễn ra giải Giao lưu ICT Tennis Đồng nai. Không chỉ đại biểu, nhiều doanh nghiệp và hội viên từ Tp HCM và các địa phương cùng đại diện các cơ quan TW và tỉnh Đông Nai đã tham gia thi đấu.
Ngày 27/8: Hội nghị các Hội Tin học thành viên lần thứ VIII
Hội nghị Hội đồng Trung ương các Hội Tin học Việt Nam 2012 đã khai mạc lúc 8h30 sáng 25/8 tại hội trường Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Đồng Nai với sự tham dự của lãnh đạo 25 Hội tin học thành viên cả nước và CLB PMTDNM VFOSSA. Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam TS. Bùi Mạnh Hải cùng 5 Phó chủ tịch và Tổng Thư ký cùng PGS.TS Phạm Văn Sáng Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Đồng Nai đã chủ trì hội nghị. Hội nghị đã kiểm điểm hoạt động và công tác phối hợp hoạt động các hội tin học cả nước từ sau đại hội VII (12/2011) đến nay, các đại biểu từ các Hội tin học cả nước đã sôi nổi giới thiệu, chia xẻ và kiến nghị nhằm nâng cao sự phối hợp hoạt động giữa các hội Tin học cả nước và Hội tin học Việt Nam; hình thành diễn đàn trao đổi phối hợp hoạt động giữa các hội tin học thành viên, đề xuất các đơn vị đăng cai Hội thảo HT-PT năm 2014 (các tỉnh phía Bắc) và 2015 (tỉnh phía Nam) và các năm tiếp theo. Năm 2013, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ đăng cai tổ chức Hội thảo HT-PT CNTT-TT VN năm 2014. Hội nghị đã nghe BCH VAIP giới thiệu mô hình Viện Tin học Nhân dân của Hội Tin học Việt Nam và định hướng khôi phục đào tạo phổ cập tin học và mô hình đào tạo nghề CNTT-TT và PMNM quốc gia trong thời gian tới.
Hội Tin học Đồng Nai đã tổ chức tiệc trưa giao lưu ”đoàn kết - hợp tác” giữa các Hội Tin học cả nước và khẳng định vị thế của giới CNTT-TT của tỉnh Đồng Nai.
Hội thảo đã thành công tốt đẹp với các nội dung và kết quả chính:
Hội thảo HT-PT CNTT-TT Việt Nam 2012: Thông qua các tham luận của phiên toàn thể và phần thảo luận, các giải pháp được đề xuất nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT-TT trong xây dựng Chính quyền điện tử như: đẩy mạnh phát triển ứng dụng, sản phẩm, giải pháp, doanh nghiệp và cộng đồng CNTT-TT nhằm tạo tiền đề tốt để thúc đẩy tiến trình, quy trình xây dựng CQĐT; đẩy mạnh các ứng dụng CNTT xây dựng CQĐT tại các Tỉnh thành qua tiếp thu nghiên cứu học tập từ mô hình của các tỉnh thành đã có kết quả ứng dụng hiệu quả… Ngoài kinh nghiệm và chia xẻ mô hình, nhiều kiến nghị - đề xuất cụ thể thiết thực đã được đề cập trong hầu hết các tham luận và đại biểu tham dự.
Trong Hội thảo, các đại biểu được nghe các diễn giả trình bày hiện trạng ứng dụng CNTT tại VN cũng như tình hình phát triển xây dựng CQĐT từ TW đến các tỉnh, thành cả nước. Hội thảo cũng đã theo dõi, phân tích kinh nghiệm và xu hướng phát triển CNTT chung với các giải pháp và công nghệ cụ thể, đồng thời thảo luận các giải pháp thúc đẩy xây dựng CQĐT trong thời gian tới như: công nghệ điện toán đám mây; các giải pháp PMTDNM, các dịch vụ cung cấp cho xây dựng CQĐT các cấp được các DN, tổ chức giới thiệu cho các CQQLNN.
Hội thảo đã góp phần nâng cao nhận thức về phát triển và ứng dụng CNTT-TT, đặc biệt mô hình xây dựng CQĐT của địa phương đăng cai Tỉnh Đồng Nai và là tiền đề để Đồng Nai phấn đấu trở thành một trong những tỉnh ứng dụng CNTT&TT hàng đầu ở Việt Nam trong triến tới xây dựng CQĐT ở mức độ hoàn thiện nhất.
Điểm đổi mới của Hội thảo Đồng Nai 2012 là : thu hút được sự quan tâm cả nước theo chủ đề rất thiết thực và cụ thể trong tiến trình xây dựng chính quyền điện tử. BTC đã cùng các báo viên hướng tới nội dung các báo cáo không hình thức, vĩ mô mà hướng theo các nội dung cụ thể, rõ ràng và thiết thực dành phần thích đáng cho phần kinh nghiệm và các khó khăn vướng mắc trong triển khai; hầu hết các báo cáo đều có nội dung đề xuất, kiến nghị rõ ràng với mục tiêu thúc đẩy tiến trình xây dựng chính quyền điện tử các cấp. Lần đầu tiên đã có 3 báo cáo thể hiện bằng hình thức Videoclip thiết thực và cụ thể (Đồng Nai, Vietttel và VNPT). Lần đầu tiên từ phần khai mạc Triển lãm CNTT đến toàn bộ diễn biến phiên Hội thảo chính (sáng 24/8) đã được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Đồng Nai và được tổ chức theo dõi tại các điểm cầu của các Quận, Huyện.
Thông tin về Hội thảo cũng như các hoạt động bên cạnh đã được các cơ quan truyền thông, báo chí và Truyền hình đăng tải, phát, bình luận liên tục trong suốt thời gian diễn ra trước trong và sau Hội thảo. Hội thảo đã có tiếng vang góp phần nâng cao nhận thức về phát triển và ứng dụng CNTT-TT nói chung và đặc biệt tập trung theo chủ đề chính “Phát triển, kết nối và thu hẹp khoảng cách số hướng đến chính quyền điện tử”
Hội thảo đã thực hiện tiết kiệm, giảm chi phí theo mô hình xã hội hoá: Nhà nước và xã hội cùng làm, UBND tỉnh Đồng Nai đã hỗ trợ tối đa cho công tác tổ chức. Thành công Hội thảo không thể không kể đến sự tham gia nhiệt tình của các Doanh nghiệp đã tài trợ, hỗ trợ Hội thảo như: Công ty VinaCafe và Tập đoàn viễn thông Quân đội là nhà tài trợ vàng cùng các doanh nghiệp như Công ty tin học Mai Phương, IBM Việt Nam, Công ty TNHH Brother International Việt Nam, Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT, MobiFone, Cty TNHH phần mềm Đông Nam Á, Công ty TNHH Một thành viên CN-TM-DV Việt Phát, Công ty Tin học Đại Trần Gia, Trường Đại học Lạc Hồng, Trường Đại học Đồng Nai, Trung tâm tin học - Trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM, Công ty tin học Winshop đã đã góp kinh phí, vật chất cho công tác tổ chức hội thảo.
Nhiều cơ quan báo chí, truyền thông và Truyền hình đã tham dự, đưa tin và viết bài về Hội thảo và mong rằng các thông tìn này thực sự thúc đẩy “Phát triển, kết nối và thu hẹp khoảng cách số hướng đến chính quyền điện tử”./.
VP VAIP