Thứ hai, 23/12/2024
Translate
Tìm kiếm
Giới thiệu chung VEIA
English
Tin tức và sự kiện
Doanh nghiệp hội viên VEIA
Xúc tiến thương mại
Dịch vụ trực tuyến B2B
Thế giới công nghệ
Xã hội điện tử-thông tin
Văn bản pháp quy
Hội viên Hiệp hội điện tử
English News and Events
Đại hội VEIA IV
Tạp chí Điện tử Vietnet24h, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Thông tin thời tiết

  Cập nhật: 05/09/2012
Ứng dụng phần mềm nguồn mở tại Quảng Nam: Nhiều chuyển biến tích cực

Quảng Nam vốn là một tỉnh nghèo, thuần nông với  85% dân cư nông thôn, 78% lao động nông nghiệp, hạ tầng còn nhiều yếu kém, thiên tai liên tục xảy ra ảnh hưởng nặng nghề đến sản xuất cũng như đời sống của người dân. Khó khăn là vậy nhưng tỉnh luôn chú trọng chăm lo đầu tư phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn. Đến nay ngành công nghệ thông tin (CNTT) Quảng Nam đã vươn lên thứ hạng trung bình của cả nước, xếp hạng 32/63 tỉnh thành. 

Xuất phát từ thực tế nguồn kinh phí địa phương hạn chế, không thể đầu tư mua sắm phần mềm ứng dụng như các tỉnh, thành phố khác, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh xác định ứng dụng CNTT dựa trên các phần mềm nguồn mở (PMNM) là phương án tối ưu. Bởi việc xây dựng các ứng dụng dựa trên các sản phẩm mã nguồn mở không chỉ giúp giảm tỉ lệ vi phạm bản quyền, tiết kiệm chi phí mua sắm phần mềm, mà còn có ưu điểm là phát triển nhanh chóng, không phụ thuộc vào nhà sản xuất và chủ động trong việc tùy biến sản phẩm.

Theo sự chỉ đạo của Sở TT&TT, nhiều nghiên cứu, ứng dụng PMNM trong các cơ quan hành chính, các giải pháp, phần mềm giá trị phục vụ cho công tác điều hành, quản lý tại trường học, cơ quan hành chính sự nghiệp đã ra đời.

Các phần mềm nổi bật phải kể đến, như: Q-Office (Phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc), Q-eGate (Phần mềm 1 cửa điện tử), Mictsoft (Phần mềm Quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông và CNTT), Ishoolnet (Phần mềm Trường học điện tử)... do Trung tâm Công nghệ thông tin & truyền thông Quảng Nam, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở TT&TT phát triển. Các phần mềm này hoàn toàn chạy trên mạng internet nên có thể sử dụng hệ thống công nghệ sẵn có và không cần trang bị thêm bất kỳ thiết bị nào.

Trong đó, Q-Office và Mictsoft được xem là phần mềm với tính năng và chất lượng cao, tạo môi trường làm việc điện tử nhanh nhạy, hiệu quả, chi phí lại phù hợp, được nhiều đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đánh giá cao. Riêng phần mềm Mictsoft, ngay từ phiên bản đầu tiên đã được người dùng, giới chuyên môn đánh giá cao và đã giành được giải Cup đồng IT-Week 2007. Đến nay, Mictsoft đã qua nhiều lần nâng cấp nhằm đáp ứng các yêu cầu về quản lý nhà nước trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và CNTT của Bộ TT&TT. Hiện Mictsoft đang triển khai sử dụng hiệu quả tại Bộ TT&TT, Văn phòng Đại diện Bộ TT&TT tại Đà Nẵng và nhiều Sở TT&TT trong cả nước, như: Hà Giang, Quảng Nam, Quảng Bình, Bắc Kạn, Thanh Hóa,…

Qua điều tra khảo sát về nhu cầu ứng dụng PMNM của Sở TT&TT tại 34 sở, ban, ngành và 18 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh cho thấy: tỷ lệ sử dụng phần mềm unikey và firefox trên địa bàn tỉnh đạt 99%; 90% website được xây dựng trên nền PMNM như Joomla, Mambo, PHPNuke, DotnetNuke,… Hiện tại, nhiều ngành, địa phương đã và đang có xu hướng chuyển từ website sang Cổng thông tin điện tử phát triển trên nền PMNM; bên cạnh đó, nhiều ngành, địa phương cũng đã ứng dụng sâu rộng trong toàn ngành và kết nối từ tỉnh đến các huyện phần mềm Q-Office, Q-eGate.

Nổi bật trong ứng dụng PMNM có thể kể đến một số đơn vị như: Văn phòng UBND tỉnh, Sở TT&TT, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND TP. Hội An, TP. Tam Kỳ, huyện Núi Thành, Bắc Trà My, Thăng Bình, Điện Bàn…

Từ kết quả khảo sát, thống kê cũng cho thấy việc ứng dụng PMNM trên địa bàn tỉnh giúp lãnh đạo các cấp, các đơn vị cũng như cán bộ công chức bước đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng PMNM thay thế các phần mềm thương mại, giảm tỉ lệ vi phạm bản quyền và tiết kiệm chi phí mua sắm phần mềm. Chính vì thế, việc đầu tư phát triển ứng dụng PMNM vào công việc luôn được các lãnh đạo khuyến khích và đầu tư.

Tuy nhiên, việc ứng dụng PMNM tại các cơ quan quản lý nhà nước trong tỉnh vẫn còn tồn tại một số vấn đề, đó là: PMNM chưa được nhận thức đúng mức tại các cơ quan đơn vị. Nhiều cán bộ công chức nhận thức về PMNM còn hạn chế, rất mơ hồ, thiếu người hiểu biết và am hiểu về PMNM. Nhiều Sở, ban ngành đã và đang sử dụng PMNM nhưng không phân biệt được đó là PMNM hay phần mềm thương mại. Các ứng dụng chuyên nghiệp trên nền PMNM còn ít so với các ứng dụng trên Windows hoặc trên Linux sở hữu riêng.

Xác định được tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý nhà nước, Sở TT&TT đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng và nguồn lực chất xám CNTT. Theo đó, UBND tỉnh đã quyết định đầu tư gần 74 tỷ đồng để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước giai đoạn 2012-2015, trong đó dành nhiều kinh phí cho việc ứng dụng PMNM tại các sở, ban, ngành, địa phương của tỉnh nhằm góp phần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu giai đoạn 2012-2015, Quảng Nam có 70% các văn bản, tài liệu nhà nước chính thức trao đổi qua mạng; 100% các cơ quan nhà nước có trang thông tin điện tử riêng hoặc trang thành phần cổng thông tin điện tử tỉnh; 100% các dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 2 được cung cấp để phục vụ người dân và doanh nghiệp, tối thiểu cung cấp ít nhất 16 dịch vụ hành chính công mức độ 3 và 4; 100% các huyện, thành phố triển khai và ứng dụng một cửa điện tử; 90% các sở, ban, ngành có ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn tại bộ phận “một cửa”...

Theo đó, trong thời gian tới, bên cạnh việc cài đặt PMNM thay thế cho phần mềm thương mại tại các sở, ban, ngành và huyện, thành phố của tỉnh để không vi phạm bản quyền trí tuệ, tỉnh cũng sẽ đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức về bản quyền phần mềm; tăng cường đào tạo nhân lực để nâng cao hiểu biết về PMNM; đồng thời tăng cường hướng dẫn sử dụng PMNM đến các tổ chức, cơ quan, đơn vị quản lý hành chính, hành chính sự nghiệp và tạo điều kiện cung cấp PMNM cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng.

Ông Hồ Quang Bửu – Giám đốc Sở TT&TT chia sẻ, Quảng Nam là tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách, kinh phí địa phương hạn chế nên ngân sách đầu tư cho CNTT chưa tương xứng với nhu cầu thực tế. Hơn nữa, tỉnh có đến 9 huyện miền núi, địa bàn rộng nên dẫn đến khó khăn trong công tác triển khai về CNTT. Lĩnh vực cải cách hành chính (một cửa, cổng thông tin điện tử) chỉ mới ứng dụng ở mức độ 2 và 3, chưa có sự tương tác mạnh mẽ. Vậy nên, đối với những địa phương còn nhiều khó khăn như Quảng Nam, Chính phủ và Bộ TT&TT nên có chính sách hỗ trợ về CNTT, đồng thời xem xét, ưu tiên bố trí kinh phí cho Quảng Nam trong việc thực hiện Quyết định số 50/2009/QĐ-TTg ngày 03/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tiếp tục thúc đẩy các kết quả đạt được của tỉnh trong thời gian qua.

Theo Mic.gov.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Hội Tin học Việt Nam
VAA
Hội tin học Thành Phố Hồ Chí Minh
Công ty TNHH MTV Hanel
Công ty CP Minh Việt
Trung tam TKNL Hanoi (ECC Hanoi)
Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát



www.veia.org.vn

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà MIPEC TOWER 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
Tel: (84-4) 39332845 Fax: (84-4) 39332846
Email: hiephoidientu@veia.org.vn, Website: www.veia.org.vn

.Designed by Intecom ( Minh Việt JSC and HanelCom )