Thứ ba, 24/12/2024
Translate
Tìm kiếm
Giới thiệu chung VEIA
English
Tin tức và sự kiện
Doanh nghiệp hội viên VEIA
Xúc tiến thương mại
Dịch vụ trực tuyến B2B
Thế giới công nghệ
Xã hội điện tử-thông tin
Văn bản pháp quy
Hội viên Hiệp hội điện tử
English News and Events
Đại hội VEIA IV
Tạp chí Điện tử Vietnet24h, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Thông tin thời tiết

  Cập nhật: 05/08/2013
Phương hướng hoạt động của Viện Tin học Nhân dân giai đoạn 2013- 2015.

Viện Tin học Nhân dân  (ICT4P) được thành lập ngày 20 tháng 12 năm 2012, là  tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN), hoạt động theo Luật Khoa học & Công nghệ,  trực thuộc Hội Tin học Việt Nam (VAIP).

Mục tiêu tổng quát của Viện là: Xây dựng một tổ chức nghiên cứu khoa học có thương hiệu trong triển khai thực hiện và thu hút, tập hợp các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin - Truyền thông (CNTT-TT) tham gia vào các hoạt động tư vấn, phản biện, nghiên cứu khoa học công nghệ, đào tạo, phổ biến kiến thức và cung cấp các dịch vụ  CNTT-TT cho xã hội, góp phần đưa CNTT-TT trở thành một trong những động lực quan trọng nhất phát triển kinh tế xã hội đất nước, nâng cao uy tín, vị thế của VAIP trong nước và quốc tế , tạo nguồn thu phục vụ các nhu cầu hoạt động của Hội Tin học Việt Nam.

 

Để đạt mục tiêu trên, Viện cần một lộ trình gồm nhiều giai đoạn với phương hướng hoạt động cụ thể phù hợp với năng lực của Viện và nhu cầu về ứng dụng và phát triển CNTT-TT của xã hội trong từng thời kỳ.

 

Dưới đây là phương hướng hoạt động của Viện giai đoạn 2013- 2015.

Đặc điểm tình hình.

-    Kinh tế đất nước trong giai đoạn khó khăn, đầu tư cho CNTT-TT ở cả khu vực Chính phủ, Doanh nghiệp và Xã hội đều hạn chế.                              

-    Là giai đoạn đầu Viện đi vào hoạt động, tổ chức chưa hoàn thiện, nhân lực chính nhiệm còn mỏng, cơ sở vật chất chưa thật mạnh, đối tác và thị trường triển khai các nhiệm vụ của Viện đang ở dạng tiềm năng.

-    Hội Tin học Việt Nam, cơ quan chủ quản, sau hơn 20 năm hoạt động đã có hệ thống thành viên rộng khắp với 37 Hội Tin học thành viên các Tỉnh thành phố, tập hợp hơn 20 Chi hội các Bộ - Ngành và các trường Đại học và Viện nghiên cứu, trên 40 các doanh nghiệp là hội viên tập thể hoạt động trong lĩnh vực CNTT-TT có quy mô liên tỉnh và toàn quốc; Hội có bề dầy kinh nhiệm và uy tín trong thu hút, tập hợp đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực CNTT-TT trên phạm vi cả nước hỗ trợ triển khai các nhiệm vụ của Viện.

-    Đảng, Chính phủ tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của KH&CN trong sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đã và đang từng bước thể chế hóa các nội dung liên quan đến Nghị quyết NQ 20-NQ/TW về phát triển KH&CN tại Hội nghị TW6 khóa XI, tạo thuận lợi cho KH&CN , các tổ chức KH&CN nói chung và trong lĩnh vực CNTT- TT nói riêng có điều kiện phát huy hết khả năng phục vụ hiệu quả nhu cầu xã hội.

Phương hướng hoạt động cho từng lĩnh vực:

1. Lĩnh vực tư vấn, phản biện, xây dựng chính sách

-    Phát huy vai trò đội ngũ chuyên gia đầu ngành, là hội viên Hội Tin học Việt Nam, thành viên Hội đồng Khoa học - Đào tạo của Viện,  góp ý kiến phản biện xây dựng cơ chế chính sách của nhà nước về phát triển KH&CN nói chung và CNTT-TT nói riêng. Tạo cầu nối tư duy và thực tiễn giữa các cơ quan Quản lý nhà nước với cộng đồng CNTT-TT.

-    Tập trung khai thác các nhu cầu xây dựng triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án CNTT-TT (với trọng tâm ban đầu là nhu cầu về giám sát, thẩm định, trọng tài ) của các Bộ, ngành và các tỉnh thành cả nước.

-    Phối hợp với Hội Tin học ở một số tỉnh thành còn chậm phát triển về CNTT-TT hỗ trợ chính quyền xây dựng và hình thành các chương trình, kế hoạch ứng dụng CNTT-TT

-    Tham gia xây dựng bộ các tiêu chí và đánh giá mức độ và năng lực ứng dụng và phát triển CNTT-TT của Việt Nam hàng năm.Nghiên cứu các đánh giá khác trong lĩnh vực ứng dụng và phát triển CNTT-TT.

 

2. Lĩnh vực nghiên cứu KH&CN và cung cấp dịch vụ CNTT-TT

-    Tích cực giới thiệu và cử cán bộ có trình độ của Viện tham gia các hội đồng xét duyệt, nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học về Phát triển và Ứng dụng CNTT-TT  cấp Quốc gia, Bộ ngành, tỉnh thành.

-    Hợp tác với một số Công ty nước ngoài đối tác lâu dài của VAIP (như Microsoft, IBM, Oracle, CISCO, Intel, HP, Oracle, Google, FaceBook ...) khai thác các giải pháp mới có nhu cầu và khả năng ứng dụng ở Việt Nam

-    Phối hợp vai trò thẩm định, giám sát của Viện với các đơn vị (Doanh nghiệp) triển khai thi công các dự án CNTT-TT để đảm bảo chất lượng, tiến độ các dự án.

-    Triển khai và duy trì cổng thông tin doanh nghiệp Việt- Mỹ (Vietnam - US ICT Portal) do VAIP chuyển giao, cung cấp và kết nối các thông tin Doanh nghiệp....

-    Định hướng nghiên cứu phát triển môt số sản phẩm dịch vụ CNTT trên nền tảng của phần mềm nguồn mở, điện toán đám mây , định hướng đối tượng ...để có thể đưa ra áp dụng cho nhu cầu xã hội.

3. Lĩnh vực đào tạo, phổ biến tri thức

-    Xây dựng định hướng đào tạo, tư vấn CNTT-TT ở cấp độ Công nghệ cao để cung cấp các khóa học và các nghiệp vụ tư vấn, nghiệp vụ quản lý - xây dựng dự án CNTT ... cho các tổ chức, cá nhân.

-    Kết hợp với các đối tác trong nước và quốc tế (doanh nghiệp, viện, trường) xây dựng một số chương trình đào tạo, tập huấn dành cho các tổ chức, cơ quan cấp trung ương, địa phương về kiến trúc CNTT-TT, hệ thống thông tin, công nghệ mới ... nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết công nghệ mới phù hợp để chuyên giao công nghệ và tư vấn xây dựng các chương trình dự án ứng dụng CNTT-TT.

-    Kết hợp với các tổ chức, đối tác công nghệ quốc tế triển khai các khoá đào tạo ngắn hạn về công nghệ và giới thiệu các giải pháp ứng dụng và phát triển CNTT-TT.

-    Chuẩn bị nguồn lực để xây dựng chương trình phổ cập Tin học cho toàn xã hội theo chuẩn công nghệ quốc tế.

-    Xúc tiến triển khai các mô hình đào tạo - phổ cập trực thuộc trong hệ thống các Hội tin học thành viên và các tỉnh, thành phố.

-    Nghiên cứu mô hình và xúc tiến  xây dựng chương trình phổ cập Tin học chuẩn quốc tế  để tiến tới triển khai phổ cập cho toàn xã hội trong giai đoạn 2015-2020.

-    Nghiên cứu mô hình và xúc tiến xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến, giáo trình điện tử và mô hình đăng ký/học/thi/kiểm tra trực tuyến để tiến tới triển khai phổ cập phù hợp với lộ trình xây dựng chương trình phổ cập tin học.

-    Kết hợp với các trường đại học và cao đẳng giới thiệu và chuyển giao các môn chuyên ngành ứng dụng tự chọn cho sinh viên (như Phần mềm nguồn mở, Điện toán đám mây, An ninh an toàn thông tin ....).

-    Phối hợp tổ chức các giải thưởng và cuộc thi về kỹ năng và sáng tạo trong lĩnh vực CNTT-TT cho toàn xã hội và hướng trọng tâm cho nguồn lực công nghệ trẻ trong hệ thống từ bậc phổ thông đến các trường đại học và cao đẳng.

4. Hoạt động hợp tác quốc tế

-    Tiếp nhận quan hệ đối tác từ Hội Tin học Việt Nam với các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế về công nghệ thông tin nhằm nâng cao các hoạt động hợp tác cụ thể trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ.

-    Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực CNTT-TT.

-    Xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư và đào tạo chuyển giao công nghệ với các quốc gia phát triển về CNTT-TT như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Đông Nam Á và khối EU.

-    Tìm kiếm các cơ hội hợp tác với các tổ chức CNTT-TT quốc tế danh tiếng như ACM, ICDL, ComTIA, BSA  .... nhằm hợp tác và chuyển giao các chương trình đào tạo chuẩn quốc tế đưa vào triển khai phù hợp với điều kiện Việt Nam.

-     Nghiên cứu và tiến hành làm dịch vụ tìm kiếm thị trường cho gia công phần mềm với các quốc gia có nhu cầu như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU.

-    Phối hợp để định hướng cho Việt Nam có thể tham gia các giải thưởng và cuộc thi về kỹ năng và sáng tạo trong lĩnh vực CNTT-TT.

-    Xây dựng các chương trình hợp tác quốc tế trong nghiên cứu phát triển giải pháp và công nghệ mới, tiên tiến.

5. Hoạt động dịch vụ CNTT

-    Nghiên cứu hình thành nhóm hoạt động dịch vụ CNTT theo định hướng tổ chức sự kiện và làm dịch vụ tổ chức sự kiện trong lĩnh vực CNTT-TT.

-    Nâng cao năng lực hoạt động nhằm đảm bảo công tác tổ chức và quảng bá các nhiệm vụ hoạt động chính của Viện.

-    Xây dựng mô hình liên kết hợp tác với khối doanh nghiệp và tổ chức để triển khai dịch vụ tổ chức sự kiện trong lĩnh vực CNTT-TT.

 

Thông tin:

 

Viện Tin học nhân dân thành lập ngày 20/12/2012 theo Quyết định số 02/QĐTL của Hội Tin học Việt Nam, Giấy phép hoạt động KHCN số A-1103 do Bộ khoa học và Công nghệ cấp ngày 15/5/2013.

 

Viện có các chức năng:

1.       Tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn, phản biện, thẩm tra và tham gia xây dựng cơ chế chính sách liên quan đến Công nghệ thông tin và Truyền thông.

2.       Tổ chức, thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ liên quan đến phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông.

3.       Tổ chức đào tạo, phổ cập, phổ biến tri thức về Công nghệ thông tin và Truyền thông.

4.       Tổ chức và thực hiện các dịch vụ về Công nghệ thông tin và Truyền thông.

5.       Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế về Công nghệ thông tin và Truyền thông.

Vốn điều lệ Viện Tin học Nhân dân là 1.000.000.000 VNĐ  (một tỷ đồng chẵn).

Hội đồng viện:

-          Chủ tịch : ông Bùi Mạnh Hải

-          Phó Chủ tịch ; ông Nguyễn Đình thắng

-          Các Uỷ viên: Nguyễn Long, Lê Trường Tùng, Nguyễn Trung Chính, Đỗ Cao Bảo và Hoàng Quốc Lập

Ban Kiểm soát:

-          Trưởng Ban: ông Lê Hồng Hà

-          Phó ban: ông Trần Tất Hợp

-          Uỷ viên: bà Phạm Thị Minh Huệ

Lãnh đạo viện:

-          Viện trưởng: ông Hoàng Quốc Lập

-          Phó Viện trưởng: ông Nguyễn Long

  Trang trước    | Về đầu trang
Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Hội Tin học Việt Nam
VAA
Hội tin học Thành Phố Hồ Chí Minh
Công ty TNHH MTV Hanel
Công ty CP Minh Việt
Trung tam TKNL Hanoi (ECC Hanoi)
Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát



www.veia.org.vn

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà MIPEC TOWER 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
Tel: (84-4) 39332845 Fax: (84-4) 39332846
Email: hiephoidientu@veia.org.vn, Website: www.veia.org.vn

.Designed by Intecom ( Minh Việt JSC and HanelCom )