Lịch trình và Chương trình :
Thứ Tư
28/8/2013
|
Hà Nội - Đồng Hới
Thăm quan bãi biển Đền Cờn - bãi biển Quỳnh Phương-Quỳnh Lưu
Thắp hương tại Ngã ba Đồng Lộc
|
6h00-6h30
|
Tập trung - Xuất phát tại Văn phòng Hội Tin học Việt Nam
14 Trần Hưng Đạo - Hà Nội (cây xăng ngã năm BV 108)
|
7h00 - 9h00
|
Đoàn sẽ đi qua địa phận Hà Nam, Ninh Bình
|
9h00 - 9h15
|
Tập trung đoàn, sắp xếp xe (sau cao tốc Hà Nội - Ninh Bình )
|
|
Nghệ An đón, dẫn đoàn từ đầu địa giới Nghệ An
|
|
Đoàn sẽ đi qua địa phận Thanh Hoá,
Tới Hoàng Mai - thị xã mới thành lập của tỉnh Nghệ An
|
11h15-12h00
|
Giao lưu với Sở TTTT và giới CNTT tỉnh Nghệ an và Thị xã Hoàng Mai
Trao máy tính cho Trường Quỳnh Trang - Hoàng Mai - Nghệ An
(cùng tham gia: Phó Chủ tịch tỉnh Nghệ An Huỳnh Thanh Điền và Bí Thư TX Hoàng Mai)
|
12h15-13h45
|
Ngắm cảnh và nghỉ trưa tại Đền Cờn - bãi biển Quỳnh Phương - Quỳnh Lưu, Nghệ An. Giao lưu cùng Hội Tin học Nghệ An
|
13h45
|
Khởi hành đi Vinh, qua Hà Tĩnh đi Quảng Bình
|
|
Quảng Bình đón, dẫn đoàn từ đầu địa giới Quảng Bình (đèo Ngang)
|
|
Dừng chân thắp Hương các cô gái giao liên tại Ngã ba Đồng Lộc
Tiếp tục hành trình tới Quảng Bình.
|
17h45
|
Tập kết tại Khách sạn Đồng Hới
Nhận phòng khách sạn
|
19h30
|
Tiệc tối giao lưu giữa đoàn với giới CNTT tỉnh Quảng Bình
Trao máy tính cho học sinh CNTT tiêu biểu tỉnh Quảnh Bình
(cùng tham gia có lãnh đạo Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh Quảng Bình)
|
Thứ Năm
Ngày 29/8
|
Đồng Hới - Tp Huế
Thăm quan Phong Nha - Kẻ bàng, thăm thành cổ Quảng Trị
|
6h00
|
Ăn sáng, trả phòng khách sạn
|
6h15
|
Đoàn dâng hoa trước tượng đài Mẹ Suốt
|
6h45
|
Đi Phong Nha
|
|
Thăm quan Phong Nha - Kẻ bàng
|
11h30
|
Ăn trưa giao lưu trong khu bảo tồn Phong Nha.
|
13h30
|
Xuất phát đi Huế theo đường Hồ Chí Minh .
|
15h30
|
Viếng thăm Thành cổ Quảng Trị
(Nếu thời gian và thời tiết thuận lợi)
|
|
Thừa Thiên Huế đón, dẫn đoàn từ đầu địa giới tỉnh
|
17h30
|
Lễ đón tiếp Đoàn Vietnam ICT Caravan 2013
Tại KS Xanh, Tp Huế
|
18h30
|
Dự tiệc chiêu đãi Hội thảo của UBND Tp. Huế
|
|
Sáng 30/8 Đoàn sẽ trao quà, học bổng cho học sinh CNTT ưu tú của Thừa Thiên Huế tại Phiên chính Hội thảo Hợp tác - Phát triển CNTT-TT Việt Nam
|
Lưu ý: Với ý nghĩa giao lưu, tuyên truyền nâng cao nhận thức CNTT là nền tảng phương thức phát triển mới, tại Nghệ An, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế, được sự đồng ý của lãnh đạo UBND các tỉnh, đoàn sẽ kêu gọi các Đơn vị và Doanh nghiệp tham gia tài trợ tặng MÁY TÍNH, THIẾT BỊ TIN HỌC cho các Trường và học sinh tiêu biểu. Dự kiến tại mỗi điểm giao lưu Đoàn sẽ trao tặng 5-10 bộ máy tính, các Đơn vị và Doanh nghiệp tài trợ sẽ thay mặt đoàn trao tặng cùng các Lãnh đạo đi cùng và Lãnh đạo Địa phương trong buổi lễ giao lưu.
BTC kêu gọi các Doanh nghiệp CNTT tham gia tài trợ cho hoạt động vì cộng đồng
Các địa danh cùng Vietnam ICT Caravan 2013
Bãi biển Quỳnh phương: bãi biển đầu tiên mà các bạn đặt chân đến nếu xuất phát từ Hà Nội đó chính là biển Quỳnh Phương với quần thể du lịch sinh thái và tâm linh. Điểm nhấn của biển Quỳnh Phương là đền Cờn, một trong bốn đền nổi tiếng của Nghệ An được nhắc đến trong câu ca dao: “Nhất Cờn, nhì Quả, tam Mã, tứ Trưng”.
Đền Cờn tại xã Quỳnh Phương, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Đền Cờn thờ Tứ vị thánh nương, các bà thường hiển linh về giúp nhân dân trong vùng. Sau các bà được Vua (Trần Thái Tông hay vua Lê Thánh Tông) phong làm '''Nam hải Tứ đại Thánh nương'''.
Vua Trần Thái Tông, vua Lê Thánh Tông, vua Quang Trung khi đi đánh trận đều qua đền lập đàn tế lễ, cầu xin Tứ vị thánh nương phù hộ cho quân ta thắng trận. Có thể nói đền Cờn là một trong những đền thiêng nhất Nghệ An. Chuyện các bà hiển linh được nhiều người nhắc đến. Đền Cờn là di tích văn hóa cấp quốc gia.
Ngã ba Đồng Lộc là di tích lịch sử gắn liền với sự hy sinh của 10 nữ thanh niên xung phong trong cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam Việt Nam.Ngã ba Đồng Lộc thuộc xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên con đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua dãy núi Trường Sơn ở tỉnh Hà Tĩnh, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh, thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc.
Nơi đây có một tiểu đội thanh niên xung phong có nhiệm vụ canh giữ giao điểm, phá bom và sửa đường thông xe khi bị bom phá. Tiểu đội 4 gồm 10 cô gái trẻ, tuổi từ 17 đến 22.
Trưa ngày 24 tháng 7 năm 1968, như mọi ngày 10 cô ra làm nhiệm vụ. 16h30', trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, 1 quả bom rơi xuống ngay sát miệng hầm, nơi 10 cô đang tránh bom. Tất cả đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, phần lớn trong số họ chưa lập gia đình.
Mẹ Suốt, tên thật Nguyễn Thị Suốt (1906-1968), là một nữ Anh hùng, người đã lái đò chở bộ đội, thương binh, đạn dược qua sông Nhật Lệ trong những năm 1964 - 1967.
Ngày 21 tháng 8 năm 1968, trong một lần đi ở bến đò Bảo Ninh sơ tán ở phía nam cách bến đò cũ 3 km, mẹ Nguyễn Thị Suốt mất trong một trận bom bi oanh tạc. Sau đó bà được Nhà nước công nhận liệt sĩ.
Năm 1980, Ủy ban Nhân dân thị xã Đồng Hới đã cho dựng bia đài Mẹ Suốt nằm giữa trung tâm bến đò. Hiện nay ngay gần cầu Nhật Lệ là con đường Mẹ Suốt, là nơi đặt bức tượng mẹ Suốt. Bức tượng được khánh thành năm 2003, tác giả là nhà điêu khắc Phan Đình Tiến.
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là một vườn quốc gia tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc.
Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha. Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha. Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới.
Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng có lẽ là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp nhất về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á. Được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, Phong Nha-Kẻ Bàng cũng từng được đề cử UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học ngày 29/6/2011.
Đầu thời Gia Long, thành Quảng Trị được xây dựng tại phường Tiền Kiên (Triệu Thành - Triệu Phong), đến năm 1809, vua Gia Long cho dời đến xã Thạch Hãn.
Tại nơi đây đã có những trận đánh lớn trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam trong các năm 1968, 1972. Sau chiến dịch Thành Cổ "mùa hè đỏ lửa" 1972 toàn bộ Thành Cổ gần như bị san phẳng; chỉ còn sót lại một cửa hướng Đông tương đối nguyên hình và vài đoạn tường thành cùng giao thông hào bên ngoài chi chít vết bom đạn.
Trong thập niên 90 của thế kỷ 20, UBND tỉnh Quảng Trị cho tôn tạo lại thành để làm di tích. Người ta phục chế vài đoạn tường thành, làm lại bốn cổng chính, ngay trung tâm thành được xây một đài tưởng niệm ghi dấu ấn 81 ngày đêm năm 1972. Thành Cổ được người dân trong vùng xem là "Đất Tâm Linh" vì nơi đây bất cứ tấc đất nào cũng có bom đạn và máu xương các binh sĩ hai bên. Hiện nay là một công viên lớn nhất Thị xã Quảng Trị.