Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á trong năm 2015, trong đó ngành công nghiệp sản xuất đóng một vai trò then chốt. Một trong số những đóng góp đáng kể đến từ ngành sản xuất điện & điện tử. Những năm qua, số lượng các nhà đầu tư điện tử lớn không ngừng tăng tại Việt Nam. Các nhà sản xuất điện tử lớn như Intel, LG, Panasonic đã đánh dấu sự có mặt của họ tại Việt Nam cùng với việc mang đến những dây chuyền sản xuất mang tính chất quốc tế.
Hiện nay, Samsung đang là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam, sự mở rộng ở cả khu vực miền Bắc (Bắc Ninh, Thái Nguyên) và khu vực phía Nam (thành phố Hồ Chí Minh) đã thể hiện kế hoạch đầu tư lâu dài của Samsung tại Việt Nam. Vào đầu năm nay, Samsung Electronics đã mở rộng vốn đầu từ 600 triệu USD vào Khu phức hợp điện tử gia dụng Samsung (SEHC), tăng tổng vốn đầu tư lên 2 tỷ USD so với 1,4 tỷ USD dự tính ban đầu, mở ra cơ hội cho Việt Nam trở thành cơ sở sản xuất các sản phẩm điện tử gia dụng và tivi. Ngoài ra, Samsung cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện việc xây dựng trung tâm R&D tại Hà Nội với vốn đầu tư 300 triệu USD.
Một trong những tín hiệu khả quan nữa đến từ nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới, Apple Inc. đã đầu tư 15 tỷ VND ( hay 673.000 USD) để thành lập công ty con Apple Vietnam LLC tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng Mười năm ngoái, theo Reuters. Gã khổng lồ công nghệ Mỹ đã ám chỉ sự quan tâm ngày càng lớn đến thị trường Việt Nam khi công bố trong đầu năm nay về kế hoạch đầu tư trung tâm dữ liệu tại Việt Nam (thông tin từ Thông tấn xã Việt Nam - VNA).
Đi cùng với những dòng chảy đầu tư này, những kỳ vọng phát triển mới cho ngành điện tử công nghệ cao tại Việt Nam đang mở ra. Tuy nhiên, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức đi kèm. Mặc dù giá trị xuất khẩu cao, nhưng 90% kim ngạch xuất khẩu đến từ các doanh nghiệp FDI trong khi chỉ 10% còn lại được cung cấp bởi các doanh nghiệp địa phương. Trong khi đó, con số các doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 1/3 trên tổng số các doanh nghiệp về điện tử tại Việt Nam. “Muốn tăng giá trị gia tăng nội địa và thông qua đó tăng GDP của Việt nam trong lĩnh vực công nghiệp điện tử cần phải tăng từ việc cung cấp linh kiện cho các nhà sản xuất FDI nêu trên. Đây là một trong những biện pháp cần thiết và có lợi cho cả nhà sản xuất thiết bị cuối và nhà cung cấp linh kiện tại Việt Nam”, chia sẻ từ Th.s. Đỗ Thị Thúy Hương – Ủy viên Ban chấp hành Hiệp Hội Doanh Nghiệp Điện Tử Việt Nam (VEIA).
Bà Kasinee Phantteeranrak, Quản Lý Dự Án của công ty Reed Tradex chia sẻ thêm “Sự có mặt của các nhà sản xuất thiết bị điện tử từ nước ngoài đến Việt Nam đã mở ra cơ hội chuyển giao công nghệ và kỹ thuật mới. Hơn bao giờ hết, đây là thời điểm cho đất nước để phát triển khả năng và cơ sở hạ tầng sản xuất để nắm bắt xu hướng. Đồng hành cùng với Việt Nam trong 9 năm, NEPCON Việt Nam sẽ tiếp tục đóng vai trò một nền tảng liên kết kinh doanh đáng tin cậy, và quay trở lại thành phố Hồ Chí Minh để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên của thị trường, đặc biệt là ở khu vực phía Nam. Cùng với không khí đầu tư sôi động ở miền Bắc, điển hình như Panasonic tại Hà Nội, Samsung tại Bắc Ninh và Thái Nguyên, LG tại Hải Phòng, Brother tại Hải Dương; khu vực phía Nam cũng đang có những tín hiệu tích cực, trong đó có việc mở rộng dự án SEHC của Samsung, cũng như nguồn bổ sung vốn đầu tư của Intel tại thành phố Hồ Chí Minh, cho đến việc Panasonic đầu tư 3,95 tỷ USD để xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử và linh kiện điện tử tại phía Nam tỉnh Bình Dương”.
NEPCON Vietnam sẽ được tổ chức từ ngày 6-8 tháng Mười, 2016 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn(SECC). Triển lãm này tập trung vào việc trưng bày những công nghệ “phục vụ đúng thời điểm” với các thiết bị, công nghệ kiểm tra hàn linh kiện bề mặt SMT và công nghiệp hỗ trợ cho ngành chế tạo điện tử. NEPCON Vietnam hứa hẹn sẽ trở thành cầu nối giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ và các nhà cung cấp công nghệ. Các đơn vị tham gia triển lãm sẽ có sơ hội để trưng bày những công nghệ, máy móc và giải pháp đến hơn 10,000 khách tham quan, những người đang tìm kiếm phương thức để phát triển dây chuyền SMT cũng như cùng góp phần vào việc xây dựng một nền công nghiệp điện tử vững mạnh hơn cho Việt Nam để đón nhận những cơ hội và thách thức mới.
Theo dõi thêm thông tin tại: http://www.nepconvietnam.com