Số lượng các doanh nghiệp điện tử tại Việt Nam tăng lên đáng kể. Năm 2005 có 256 doanh nghiệp, năm 2014 đã có 1021 doanh nghiệp. Việc mở rộng mạng lưới sản xuất xuyên quốc gia của các công ty điện tử đa quốc gia đã mang lại tác động tích cực đối với nền kinh tế ở các nước đang phát triển như Việt Nam thông qua việc sử dụng vốn, công nghệ và lao động hiệu quả hơn, nhưng bên cạnh đó lại tồn tại những vấn đề liên quan đến lao động, việc làm. Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng mạnh mẽ dẫn tới một số doanh nghiệp sẽ có các biện pháp cắt giảm chi phí làm ảnh hưởng đến điều kiện lao động và về lâu dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín, năng lực hoạt động của doanh nghiệp.
Toàn cảnh hội nghị (Ảnh: Lê Cường)
“Thực hiện trách nhiệm xã hội trong lao động ngành Điện tử sẽ không chỉ tạo đà để ngành Điện tử Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường mà còn giúp cho người lao động Việt Nam có thêm cơ hội việc làm, chế độ làm việc được cải thiện và được thực hiện đầy đủ các chế độ, quyền lợi của mình,” Bà Đỗ Thị Thúy Hương đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam phát biểu.
Bà Đỗ Thị Thúy Hương đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Lê Cường)
“Việc tập trung xem xét làm thế nào để chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh trong kinh doanh đơn thuần có thể đồng thời có trách nhiệm xã hội, góp phần tạo thêm việc làm và tăng chất lượng việc làm trong ngành, và cố gắng thu thập những trường hợp điển hình như vậy được triển khai tại các doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam và là một nội dung cốt yếu của dự án.” Bà Hương nói.
Việc mở rộng mạng lưới sản xuất xuyên quốc gia của các công ty điện tử đa quốc gia đã mang lại tác động tích cực đối với nền kinh tế ở các nước đang phát triển như Việt Nam thông qua việc sử dụng vốn, công nghệ và lao động hiệu quả hơn, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những vấn đề liên quan đến lao động, việc làm. Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng mạnh mẽ dẫn tới một số doanh nghiệp sẽ có các biện pháp cắt giảm chi phí làm ảnh hưởng đến điều kiện lao động và về lâu dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín, năng lực hoạt động của doanh nghiệp.
Theo Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì việc thực hiện đúng những tiêu chuẩn và pháp luật về trách nhiệm xã hội nói chung và quan hệ lao động nói riêng là 1 yêu cầu rất quan trọng. Nếu đầu tư vào người lao động và thực hiện đầy đủ những trách nhiệm xã hội về quan hệ lao động thì doanh nghiệp có thể tuyển dụng, đào tạo, và phát huy sự năng động, sáng tạo và trách nhiệm của chính người lao động.
“Đây là sự kết nối chặt chẽ, thường xuyên để có thể chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường đào tạo, kết nối. Việc hình thành một mạng lưới doanh nghiệp điện tử thực hiện trách nhiệm xã hội là một hình thức mà VCCI sẽ đặc biệt quan tâm trong thời gian tới,” ông Lộc nói.
Ông Vũ Tiến Lộc phát biểu khai mạc lễ ra mắt Liên minh Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (Ảnh: Tiểu Phương)
“Thực hiện trách nhiệm xã hội, đảm bảo quyền lợi cho người lao động hay việc đảm bảo thân thiện với môi trường chính là con đường duy nhất của doanh nghiệp trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay. Doanh nghiệp phát triển theo hướng xây dựng một mô hình doanh nghiệp bao dung hơn, nhân văn hơn cùng với việc tiếp cận công nghệ hiện đại, sáng tạo để hướng tới tương lai, phát triển bền vững, dài hạn”.
Bà Trần Thị Lan Anh – Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động cho biết, lao động là thành phần cốt lõi trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực lao động của doanh nghiệp không chỉ đảm bảo người sử dụng lao động tuân thủ tốt pháp luật lao động trong nước mà còn có tác động tích cực đối với người lao động. Đây là những hoạt động tập trung vào việc cải thiện các vấn đề như cơ hội việc làm hay tạo điều kiện sống và làm việc cho người lao động và quan hệ lao động.
Cũng theo tiến sĩ Changhee Lee – Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam cho biết: "các công ty đa quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở bất kỳ đâu họ đầu tư, bất kỳ đâu họ hoạt động. Vì vậy, cách họ quản lý nguồn nhân lực, hay cách họ quản lý quan hệ lao động tại nơi làm việc có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với không chỉ nơi làm việc của chính các công ty của họ mà còn thông qua chuỗi cung ứng toàn cầu. Do đó, việc đưa ra các cam kết ba bên trong việc cải thiện thực tiễn lao động ở cả các công ty đa quốc gia và các công ty trong nước là một bước đi rất quan trọng để đảm bảo nơi làm việc có điều kiện làm việc và năng suất tốt hơn cho người lao động và quản lý".
TS. Changhee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam đưa ra cái nhìn khách quan về các doanh nghiệp điện tử Việt Nam (Ảnh: Tiểu Phương)
Liên minh trách nhiệm lao động xã hội của các doanh nghiệp điện tử Việt Nam là sự kết nối chặt chẽ giữa Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam, VCCI, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, cam kết tuân thủ pháp luật lao động Việt Nam cũng như trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực lao động để thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm hướng tới mục tiêu tạo ra một diễn đàn để các doanh nghiệp đa quốc gia cũng như những nhà cung ứng trong ngành điện tử tại Việt Nam có cơ hội gặp gỡ, trao đổi và hợp tác cùng có lợi để cùng nhau xây dựng thực hành lao động có trách nhiệm hơn, tạo ra nhiều việc làm và việc làm bền vững hơn cho ngành điện tử Việt Nam.
Theo Vietnet24h.vn